Tình hình sản xuất hoa Lan trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan trần mộng xuân(cymbidium lowianum) tại sapa - lào cai (Trang 39)

1.3.1. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới

Hiện nay sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và đã trở thành một ngành thƣơng mại có lợi nhuận cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nƣớc trồng và xuất khẩu hoa. Diện tích trồng hoa trên thế giới ngày càng đƣợc mở rộng và không ngừng tăng lên. Năm 1989 tổng giá trị về hoa, cây cảnh thế giới đạt 1,8 tỷ đô la tới năm 1996 giá trị sản lƣợng đạt 20 tỷ đô la. Trong đó Nhật Bản 3,731 tỷ đô la, Hà Lan 3,558 tỷ đô la, Mỹ 3,720 tỷ đô la [27].

Các nƣớc có ngành sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hoa Lan đã và đang chiếm lĩnh thị trƣờng là Thái Lan, Nhật Bản, Indonexia, Hà Lan, Hungary, Anh, Bungary, Costarica, Đan Mạch, Bỉ, Italia, Pháp… Có nhiều tạp chí về hoa lan đƣợc xuất bản, có nhiều cuộc hội thảo về hoa đƣợc tổ chức. Trƣớc đây việc nuôi trồng và xuất khẩu chủ yếu là lan rừng nên gây nguy cơ khoảng 13 loài tuyệt chủng. Ngày nay việc trồng lan đã trở thành quy mô công nghiệp, ngƣời ta xuất khẩu lan đạt tới số lƣợng hàng trăm ngàn giò, hàng vạn cành lan trong một năm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng.

Các nƣớc Châu Á với ƣu thế về tự nhiên cũng đang phát triển mạnh mẽ ngành trồng hoa mà trong đó trồng hoa lan là một ngành đƣợc chú ý phát triển. Có 15 nƣớc xuất khẩu hoa lan là: Hồng Kông, Ấn Độ, Indonexia,… Thái Lan với sản lƣợng hoa lan cắt cành xuất khẩu đạt 68,2 triệu đô la, chủ yếu tiêu thụ trong nƣớc và có khoảng 50% dùng xuất khẩu. Các nƣớc ở Châu Phi, Châu Đại Dƣơng cũng đang chú ý phát triển ngành kinh tế có nhiều lợi nhuận này [28].

1.3.2. Tình hình sản xuất hoa Lan ở Việt Nam

Việt Nam với điều kiện khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh trở thành một ngành công nghiệp. Tuy nhiên do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 29

chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng nên ngành trồng hoa nói chung và ngành trồng lan nói riêng vẫn chƣa phát triển đúng với tiềm năng của nó.

Từ năm 1980, Việt Nam đã xuất khẩu lan sang Liên Xô, Tiệp Khắc. Năm 1987, ở thành phố Hồ Chí Minh có các vƣờn lan quốc doanh và tƣ nhân cùng với sự ra đời của nhiều hội hoa lan, cây cảnh; nhiều cơ sở nghiên cứu cũng ra đời. Theo số liệu điều tra bƣớc đầu tính đến năm 1986 trong thành phố có khoảng 15 gia đình có vƣờn lan với số lƣợng từ 1000-7000 chậu. Đến năm 1987 ở thành phố Hồ Chí Minh đã có vƣờn Quốc doanh và tƣ nhân: Vƣờn lan T78, vƣờn lan Hàng không dân dụng. Kể từ năm 1980 năm nào thành phố cũng tổ chức hội hoa xuân... Mới đây thành phố Hồ Chí Minh dự kiến giai đoạn 2005-2006 thực hiện đầu tƣ 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20ha trồng cầy kiểng [28].

Tại Viện sinh học nông nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã cho ra hàng vạn cấy giống hoa lan có giá trị kinh tế nhƣ : Hồ điệp (Phalaenopsis), cát lan (Cattleya), lan thái( Dendrobium)... Ngoài ra, đơn vị này còn làm cố vấn kỹ thuật, chuyển giao quy trình nuôi trồng một số giống lan có hiệu quả kinh tế ở các tỉnh nhƣ Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn,...[22].

Hiện nay, Sở KH&CN của tất cả các tỉnh, thành phố phía Bắc đều có phòng nuôi cấy mô tế bào, chức năng chính là để phục vụ cho NCKH, một phần sản xuất giống cung cấp cho thị trƣờng trong đó có hoa lan. Ví dụ: Hải Phòng xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Mỹ Đức, huyện An Lão với mục tiêu cụ thể là sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ cao của Viện Công nghệ sinh học Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội hoa lan Thái Lan [27].

Nƣớc ta có các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho phát triển cả 3 loại lan: nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. Đây là những điều kiện rất tốt cho phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 30

triển nghề trồng lan, đáng chú ý là các địa phƣơng Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sa Pa (Lào Cai).

1.3.3. Tình hình sản xuất hoa địa lan ở Sa Pa (Lào Cai)

Thị trấn nghỉ mát nổi tiếng Sa Pa (Lào Cai) nằm ở độ cao 1570 m, đây là lợi thế rất lớn cho phát triển nghề trồng hoa. Số liệu của Trạm khí tƣợng thuỷ văn Sa Pa từ năm 2005 đến năm 2009 cho thấy nơi đây có nhiệt độ trung bình 15,20C, tổng lƣợng mƣa 2833 mm rải đều trong năm, độ ẩm trung bình 87,6%. Nhiệt độ thấp nhất 5,90C, cao nhất 29,80C, biên độ nhiệt độ ngày đêm trung bình 6,20C rất hấp dẫn cho phát triển các loài lan ôn đới. Những năm gần đây do có thị trƣờng tiêu thụ ổn định nên cây hoa địa lan đƣợc phát triển mạnh, trồng tập trung tại thị trấn Sa Pa và một số xã lân cận. Năm 2007 có khoảng 15.000 chậu địa lan, năm 2008 tăng lên 17.000 chậu. Ba năm qua, các sản phẩm hoa địa lan đã đem lại doanh thu cho ngƣời trồng hoa Sa Pa bình quân trên 1,5 tỷ đồng.

Theo Báo cáo số: 77/BC – BVTV, ngày 16/9/2009 của Trạm Bảo vệ thực vật Sa Pa năm 2009 ƣớc có khoảng 23.000 chậu hoa địa lan (chủ yếu là địa lan Trần Mộng Xuân). Nguồn giống chủ yếu là do ngƣời dân tự mua, khai thác trong tự nhiên, tự nhân giống bằng cách tách chồi từ chậu hoa đã có.

Hiện có 2 cơ sở sản xuất địa lan bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô : Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, Hợp tác xã Trang trại hoa Phan Xi Phăng với số lƣợng lớn lên đến gần 7.000 chậu.

Đa số các hộ nông dân trồng địa lan trong chậu xi măng, vƣờn lan có lƣới đen hoặc không che. Các hộ dân dùng đất mùn núi cao trộn với gỗ mục, rễ cây Dƣơng Xỷ, vỏ trấu, phân chuồng chƣa hoai mục. Do tiểu khí hậu của Sa Pa có mƣa nhiều, ẩm độ lớn nên phần nào đã ảnh hƣởng đến việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại; ẩm độ lớn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh tồn lƣu và gây hại. Nhiều hộ dân chƣa chú ý đến chăm sóc vƣờn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

lan, bón phân chƣa cân đối, không sử dụng thuốc BVTV hoặc sử dụng thuốc không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng; chƣa tiêu huỷ tàn dƣ cây trồng, còn đem vứt bừa bãi ra môi trƣờng xung quanh, cá biệt có hộ dân khi vƣờn lan nhiễm bệnh lại thuê ngƣời đem bán làm lây lan nguồn bệnh. Đồng thời, nhiều vƣờn lan chƣa có nguồn giống sạch bệnh dẫn đến vƣờn lan sinh trƣởng kém, còi cọc, sâu bệnh hại nặng. Thời gian qua thƣờng gặp những sâu bệnh gây hại chính trên hoa địa lan nhƣ bệnh nấm đen, bệnh thối nhũn, sâu đục thân, Nhện trắng hại cây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống địa lan trần mộng xuân(cymbidium lowianum) tại sapa - lào cai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)