Tổng quan chuỗi cung ứng của Nokia

Một phần của tài liệu Giải pháp chuỗi cung ứng. Phân tích và xây dựng mô hình ERP vào công ty Nokia (Trang 49)

Với tư cách là một nhà tiên phong trong chiến lược chuỗi giá trị, Nokia đã dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển nhà cung ứng, S&OP (kế hoạch hoạt động và bán hàng) , phát triển sản phẩm hợp tác. Có thể nói, cách thức quản lý chuỗi cung ứng của Nokia tốt hơn so với bất kỳ một công ty nào trên thế giới.

Chuỗi cung ứng “xanh”

Tất cả những nhà cung ứng của Nokia phải có hệ thống quản lý môi trường tại chỗ phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế. Đối với những nhà sản xuất theo hợp đồng, họ phải được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001 hoặc EMAS. Nokia hợp tác với các nhà cung ứng chính để giúp đảm bảo rằng các vấn

đề về môi trường là mối ưu tiên trong việc phát triển sản phẩm và cũng

để thỏa thuận các chỉ tiêu cải thiện môi trường. Nokia cũng ràng buộc các nhà cung ứng để chắc chắn rằng họ hiểu những yêu cầu theo điều lệ mới EU REACH về hóa chất.

Mối quan hệ với các tổ chức khác

Sau thời gian hoạt động trong Supply Chain Working Group of the Global

e-Sustainability Initiative (GeSI) từ năm 2004, Nokia trở thành thành viên chính thức của GeSI vào năm 2007. GeSI có quan hệ mật thiết với

Electronics Industry Citizenship Coalition (EICC) trong việc phát triển một hệ thống công cụ và quy trình nhất quán nhằm đo lường và cải thiện tính hiệu quả về mặt xã hội và môi trường trong chuỗi cung ứng.

Nokia là số 1

Nokia đứng ở vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng 25 chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới năm 2007 theo AMR Research.

Sự hợp tác công khai với các nhà cung ứng trong việc đổi mới sản phẩm cũng như việc sản xuất “lấp đầy”, Nokia là một điển hình cho mô hình cung ứng dựa trên nhu cầu (Demand Driven Supply Network-DDSN)

Những điểm nhấn năm 2007:

Mô hình đẩy theo đường thẳng Mô hình đường tròn, tự đổi mới

• Chấp nhận nhu cầu

• Sáng tạo sản phẩm

• Đánh giá chủ quan

• Tạo mô hình nhu cầu

• Sáng tạo sản phẩm gắn vào

 Đưa ra các yêu cầu được cập nhật của các nhà cung cấp xuyên suốt doanh nghiệp.

 Thực hiện 80 hoạt động đánh giá hệ thống và 10 đánh giá về chiều sâu đối với các nhà cung cấp.

 Khởi đầu công việc với các nhà cung cấp trong 4 lĩnh vực hàng hoá chính yếu nhằm ấn định các mục tiêu thuộc về môi trường khỏi những yêu cầu hiện tại của chúng ta.

 Liên lạc với tất cả các nhà cung cấp trực tiếp để nâng cao ý thức về EU REACH (EU Registration, Evaluation, Authorization and Restriction of Chemical subtances – EU REACH các Quy định về đăng ký, đánh giá, hạn chế và cấp phép sử dụng hoá chất của châu Âu) - các quy định về môi trường.

 Nokia đã trở thành thành viên chính thức của GeSI (Global e-

Sustainability Initiative - Giải pháp toàn cầu về phát triển bền vững trong ngành điện tử).

 Tiếp tục tham gia trong nhóm hoạt động về chuỗi cung cứng của GeSI.  Thông qua GeSI, chủ động gia nhập vào một dự án với nhiều bên có

quyền lợi liên quan nhằm cải thiện điều kiện lao động, sức khoẻ và an toàn cũng như các đòi hỏi về môi trường trong chuỗi cung ứng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ở Trung Quốc.

Mục tiêu năm 2008:

 Ấn định các mục tiêu cho các nhà cung cấp về sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm lượng khí thải CO2 .

 Tiếp tục áp dụng vào thực tiễn quy định EU REACH tại các cơ sở cung cấp.

 Đánh giá việc sử dụng các công cụ công nghiệp, chẳng hạn đánh giá nhà cung cấp quan trọng nhất, như một phần của công cụ kiểm định.

 Tiến hành ít nhất 5 đánh giá về chiều sâu đối với các nhà cung cấp chính.  Tiếp tục các khoá đào tạo dành cho các nhân viên thầm định của nhà

cung cấp.

Mô hình cụ thể chuỗi cung ứng của Nokia:

Những nhà cung cấp thông qua hệ thống iHubs & LSPs đưa nguyên liệu đến các nhà máy

Các nhà máy lại sản xuất sản phẩm theo các hợp đồng sản xuất do bộ phận truyền thông cung cấp.

Còn bộ phận truyền thông thì liên kết với các kênh đối tác thông qua kho lưu giữ thông tin.

Những kênh đối tác này thông qua các nhà bán sĩ và bán lẻ đưa sản phẩm đến khách hàng.

Tóm lại dòng thông tin từ khách hàng sẽ được chuyển đến các nhà cung ứng qua các hệ thống thông tin. Sau khi nhận được thông tin của khách hàng từ các

phương tiện truyền thông và các kênh đối tác, các nhà máy sản xuất liên hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu tiến hành sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đây là một chuỗi cung ứng khép kín. Thông tin được truyền từ khách hàng đến nhà cung ứng, sản phẩm đi từ nhà cung ứng đến tay khách hàng.

Nokia bắt đầu chuyển đổi chuỗi cung ứng từ năm 1995 với chiến lược thay thế hàng tồn kho bằng thông tin và thiết lập mô hình chuỗi cung ứng kéo( JIT- Just In Time ) thống nhất kết nối các nhà cung ứng, nhà máy, các trung tâm viễn thông, các kênh đối tác, các nhà sản xuất, ngân hàng, doanh số, iHubs và các dịch vụ logistics tới khách hàng. Sự thay đổi này đã giúp Nokia tạo ra mạng lưới nhà cung ứng hiệu quả nhất với những giải pháp tối ưu để đạt được kỳ vọng của khách hàng.

Chiến lược Just-In-Time (JIT) được gói gọn trong một câu: "đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm". Đối với một công ty

mà hằng năm phải tung ra đến 50 sản phẩm khác nhau và vòng đời trung bình của mỗi sản phẩm là từ 12 đến 24 tháng như Nokia, việc tiết kiệm chi phí tồn kho và tránh lãng phí là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Điều này đòi hỏi trong sản

xuất và dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất phải sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới và mỗi quy trình phải cố gắng không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ. Qua đó, không có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. Thường xuyên đối mặt với sự lên xuống thất thường của sản phẩm, Nokia buộc phải đầu tư mạnh cho quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ khi cần thiết để có tầm nhìn đúng về thời hạn và vòng đời của sản phẩm. Nokia đã đưa ra 3 mục tiêu để thực hiện hạn chế tồn kho hiệu quả nhất.

Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng giúp cho hệ thống tích ứng

hàng ngày với sự thay đổi của thị trường về số lượng, sở thích và nhu cầu.

Bảo đảm chất lượng: Đảm bảo mỗi quy trình chỉ tạo ra các đơn vị sản phẩm

tốt để tạo sự dễ dàng cho các quy trình tiếp theo.

Tôn trọng con người: Nguồn nhân lực là sản phẩm vô giá của bất kỳ một

công ty nào và Nokia cũng vậy, để tạo ra lượng hàng tồn kho thấp nhất, một trong những tiêu chí của công ty là phải phổ biến chính sách giảm thiểu hàng tôn kho thấp nhất cho công nhân, có những chính sách ưu đãi phù hợp giúp họ làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuỗi cung ứng. Phân tích và xây dựng mô hình ERP vào công ty Nokia (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w