GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA TRÊN NỀN HẠ TẦNG CÓ SẴN

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp tối ưu hóa mạng ngoại vi VNPT TP.HCM đề xuất mô hình cho mạng ngoại vi của VNPT (Trang 29)

Hiện trạng, VTTP là Đơn vị viễn thông có hạ tầng hầm cống nhiều nhất và quy mô nhất Thành phố, các nhà mạng khác chủ yếu đi treo, riêng Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel mới chỉ có một số tuyến hầm cống do chủ động đăng ký công tác ngầm hóa với UBND TP.

Việc quản lý, khai thác hiệu quả hạ tầng hầm cống chính là tạo lợi thế rất lớn về mặt cạnh tranh, đồng thời tạo vị thế của VTTP đối với UBND TP.

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc về việc điều tra, cập nhật hệ thống TFMS chính là cơ sở để quản lý và khai thác hiệu quả hạ tầng ngầm. Có hai hệ thống ngầm chính trên mạng, thứ nhất là hệ thống hầm cống chính (trục), thứ hai là hệ thống hầm cống phối. Đối với các tuyến xây dựng từ 2007 trở về trƣớc, các tuyến này chỉ tính toán dành riêng cho VTTP, tuy nhiên quá trình khai thác (do sức ép của UBND TP) vẫn phải cho các nhà mạng khác sử dụng (tuyến Nam kỳ Khởi nghĩa, tuyến Đại lộ Đông Tây…).

Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc VTTP và với chủ trƣơng hạ ngầm cáp viển thông kết hợp hạ ngầm cáp điện lực của UBND TP Hồ Chí Minh, từ năm 2012 VTTP

Hồ Chí Minh chủ trƣơng ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông theo kế hoạch ngầm hóa giai đoạn 2012 – 2015 của Sở TTTT TP Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở ngầm hóa kết hợp cáp viễn thông của các nhà mạng và cáp điện lực nhằm hạn chế thấp nhất việc đào đƣờng, chi phí xây dựng hạ tầng kiến trúc… Hiện tại mạng hạ tầng viễn thông của VNPT cơ bản đã đƣợc hình thành trƣớc đây. Tuy nhiên hệ thống hầm cống chỉ phục vụ cho tuyến cáp gốc là chủ yếu và thƣờng đi dƣới lòng đƣờng.

Với yêu cầu ngầm hóa mới, ngầm hóa đến dây thuê bao khách hàng và hạ tầng mạng sử dụng chung cho các nhà mạng khác (cho các nhà mạng khác thuê cơ sở hạ tầng). Chi phí để thực hiện tuyến hầm cống mới là cực kỳ lớn. Tuy nhiên thực tế hiện tại dịch vụ thoại đang bị dịch vụ di động lấn áp, mạng cáp đồng sử dụng dịch vụ ADSL sẽ đƣợc thay thế dần thành mạng cáp quang, xu thế quang hóa sẽ diễn ra trong thời gian không xa. Nếu không tính toán kỹ việc xây dựng hạ tầng hầm cống sẽ không mang hiệu quả kinh tế do việc thu hồi vốn sẽ không đúng nhƣ tính toán ban đầu. Kết hợp mạng hầm cống hiện hữu và chỉ xây dựng tuyến hầm cống mới để làm giảm chi phí đầu tƣ, tăng thời gian thu hồi vốn là bài toán mà VTTP đặt ra.

Lấy tuyến mẫu mà Công ty Điện thoại Tây TP xây dựng tuyến ngầm hóa kết hợp ngầm hóa cáp điện lực trên đƣờng Lý Thƣờng Kiệt từ Nguyễn Chí Thanh đến đƣờng Bắc Hải nối dài làm ví dụ:

- Chiều dài toàn tuyến: 2270 mét. Qua khảo sát tuyến nhận thấy:

- Từ Bắc Hải nối dài – Lý Thƣờng Kiệt đến đƣờng Tô Hiến Thành – Lý

Thƣờng Kiệt, có hai tuyến pi hiện hữu trên lề trái và tuyến pi hiện hữu dƣới lòng đƣờng bên lề phải; Từ Tô Hiến Thành – Lý Thƣờng Kiệt đến Đƣờng 3/2 – Lý Thƣờng Kiệt qua khảo sát có tuyến pi Pháp; từ đƣờng 3/2 – Lý Thƣờng Kiệt đến Nguyễn Chí Thanh – Lý Thƣờng Kiệt có tuyến pi hiện hữu trên lề trái.

- Đây là cơ sở chúng ta có thể khảo sát, tính toán xây dựng hệ thống hầm cống

sử dụng chung cho các nhà mạng trên cơ sở hệ thống hiện hữu và kết hợp xây dựng mới nhằm giảm chi phí và tận dụng hệ thống hiện hữu để tăng hiệu suất sử

Tiến trình thực hiện như sau:

- Bước 1: Thông báo kế hoạch ngầm hoá mạng viễn thông kết hợp ngầm hoá lƣới điện do Cty ĐT Tây làm chủ đầu tƣ cho các nhà mạng biết và đăng ký và cung cấp hiện trạng.

- Bước 2:

Thông báo cho các nhà mạng thống kê hiện trạng cáp treo, vị trí tủ cáp, đài trạm... cần ngầm hoá;

Các nhà mạng đăng ký nhu cầu sử dụng ống pi trên các tuyến đƣờng ngầm hoá trên cơ sở sau:

 Đăng ký theo nhu cầu sử dụng thực tế, phải tính toán đến việc thay đổi

phƣơng thức truyền dẫn (thay cáp đồng bằng cáp quang, ghép nhiều sợ cáp dung lƣợng nhỏ thành cáp dung lƣợng lớn) nhằm đảm bảo hiệu suất sử dụng lỗ pi cao nhất (dự kiến từ 80% trở lên);

 Cáp của các nhà mạng viễn thông không có khách hàng lẻ (Công an,

Lữ đoàn 596, T78, BĐ Hệ 1...) dự kiến bố trí đi trên một bên lề;

 Thực hiện ghép nhiều sợi cáp của các nhà mạng vào chung một lỗ pi

để tiết kiệm chi phí đầu tƣ;

 Các nhà mạng không đăng ký hoặc đăng ký sau thời điểm đã thông

báo sẽ không đƣợc bố trí lỗ pi ngầm và WHTC không hoàn toàn chịu trách nhiệm về khả năng ngầm hoá cho các nhà mạng này.

 Dự kiến Tổ hợp pi cơ bản gồm 04 pi 110 + 04 pi 56 và pi 56 đi vào

nhà khách hàng (sử dụng chung cho các nhà mạng có thuê bao). Tuy nhiên, tuỳ theo đăng ký nhu cầu của các nhà mạng mà WHTC sẽ ghép các nhà mạng và điều chỉnh số lƣợng pi cho phù hợp.

- Bước 3:

 Lập phƣơng án thiết kế sơ bộ;

- Bước 4:

 Gởi PAKT sơ bộ cho các nhà mạng tham khảo, góp ý;

 Mời các nhà mạng họp ký thống nhất mặt cắt lỗ pi và thực hiện ký quỹ

5%;

 Báo cáo kết quả thoả thuận cho Sở TT&TT.

- Bước 5:

 Thoả thuận hƣớng tuyến với Sở GTVT;

 Hoàn tất báo cáo KTKT;

 Triển khai thi công.

- Bước 6:

 Mời các nhà mạng bàn giao lỗ pi sau khi công trình thi công hoàn tất;

 Các nhà mạng thực hiện các thủ tục và tiến hành ngầm hoá.

Tổng số đơn vị đăng ký thuê pi ngầm hóa trên tuyến Lý Thường Kiệt:

1. Cục Thông tin Liên lạc trung tâm TTLL Miền man – Văn bản số

324/H47B-P3B;

2. Công ty Cổ phần NetNam – Văn bản số: 43/CNNN-13;

3. Đài Truyền hình TPHCM-Trung tâm truyền hình cáp – Văn bản số

9113/CV-THC;

4. Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist – Văn bản số

1200/CV/2013/SCTV;

5. CN Công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC – Văn bản số

169/13/CV/CMCTI.HCM;

6. CN Công ty cổ phần FPT – Văn bản số 398/2013/FPT;

7. Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT) – Văn bản số 325/CV-STC-

8. Công ty cổ phần HTC viễn thông quốc tế - Văn bản số 191/CV-VTQT;

9. Tập đoàn Viễn thông Quân Đội – CN Viettel TP Hồ CHí Minh – Văn bản

số 1534/HCM-KT;

10.Viễn thông Hệ I cung cấp hiện trạng tuyến Lý Thƣờng Kiệt;

CHƢƠNG III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp tối ưu hóa mạng ngoại vi VNPT TP.HCM đề xuất mô hình cho mạng ngoại vi của VNPT (Trang 29)