GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA ĐẤU CỨNG

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp tối ưu hóa mạng ngoại vi VNPT TP.HCM đề xuất mô hình cho mạng ngoại vi của VNPT (Trang 25)

Thực trạng tại các khu vực trung tâm Thành phố, nhu cầu sử dụng thoại và ADSL đa số đã bão hòa. Ngoài việc rút ngắn khoảng cách truyền dẫn, nâng cao chất lƣợng đƣờng truyền, giảm các điểm đấu nối và phần tử mạng cần quản lý, nâng cao chất lƣợng mạng lƣới. Đồng thời giảm nguồn lực bảo trì bảo dƣỡng tủ cáp, giải pháp đấu cứng mạng cáp đồng giúp giải quyết các yêu cầu trên.

4.1 Nguyên tắc thực hiện

- Phƣơng án cải tạo phải đáp ứng nguyên tắc tổ chức mạng ngoại vi do Tập đoàn VNPT và VTTP HCM ban hành;

- Kết hợp trong công tác cải tạo và tối ƣu hóa mạng, với cấu trúc mạng cứng không qua cấp tủ cáp (không đấu cross-connect), với tỉ lệ gốc phối là 1:1;

- Áp dụng giải pháp thích hợp cho các tuyến cải tạo mạng, các khu dân cƣ đƣợc quy hoạch hiện đại và ổn định, khu trung tâm Thành phố, khu vực ngầm hóa, khu vực Cao ốc văn phòng mà VNPT hợp tác đầu tƣ. Đặc biệt áp dụng đấu cứng mạng FTTx trên các tuyến ngầm hóa theo chủ trƣơng của UBND TP.

4.2 Các bước thực hiện

- Bước 1: Khảo sát dự báo nhu cầu, hiện trạng mạng lƣới (Hiện trạng dịch vụ khu vực, hiện trạng cáp gốc, cáp phối);

- Bước 2: Khoanh vùng phục vụ của tâp điểm trên sơ đồ hiện trạng;

- Bước 3: Thực hiện tính toán cáp thẳng từ đài trạm đến các tập điểm, dựa trên dự báo nhu cầu, tính toán hệ số k dự phòng phù hợp nhằm đáp ứng cho các biến động nhỏ (2% < k < 5%).

4.3 Tính toán trên tuyến điển hình

Chọn tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo từ Huỳnh Mẫn Đạt đến Trần Bình Trọng, có chiều dài khoảng 543 mét.

Hiện trạng mạng lƣới: Tủ cáp TDW0523/ 400/ 600: phục vụ khách hàng chủ yếu trên tuyến Trần Hƣng Đạo, đoạn từ Huỳnh Mẫn Đạt đến Trần Bình Trọng; Cáp gốc đi treo trên tuyến trụ điện lực.

- Bước 2: Dựa trên số liệu điều tra, nhóm thành 13 tập điểm:

Tập điểm 50x2 phục vụ cao ốc văn phòng;

10 Tập điểm 20x2;

02 Tập điểm 10x2;

Dự phòng 30x2.

- Bước 3: Chuyển mạng đúng count cáp và đấu chuyển từ sợi cáp gốc 400x2, ta có mạng đầu cứng với một tuyến trực tiếp từ trạm TDW.

Kết quả thu đƣợc:

- Nâng cao chất lƣợng mạng lƣới đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp các dịch vụ ISDN, ADSL, TSL... giảm tỉ lệ hƣ hỏng;

- Đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn mạng lƣới, đáp ứng QCVN 33:2011/BTTTT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông;

- Giảm nguồn lực bảo trì bảo dƣỡng tủ cáp;

- Thu hồi đƣợc một lƣợng cáp đồng với dung lƣợng từ 10 – 300x2, phục vụ tái bố trí, cải tạo và tối ƣu hóa tại các khu vực khác.

Áp dụng cho công tác ngầm hóa: tại mỗi hầm phối trên lề (phục vụ từ 10 -12

nhà, khoảng cách từ 50 đến 60m) đặt splitter 1:8  hƣớng cáp ra là cáp 6FO  cứ 8

tập điểm sẽ đấu về măng xông có chứa splitter 1:8 cáp vào là cáp 48FO  hƣớng về

ODF đài trạm.

Kết quả thực hiện:

- Tạo thuận lợi trong khai thác, đặc biệt cáp khu vực có tính cạnh tranh cao;

- Chủng loại splitters sẽ đƣợc dùng linh hoạt trong quá trình triển khai, phụ thuộc vào mật độ thuê bao và tiềm năng thị trƣờng. Ta có thể bố trí mật độ tập điểm và bố trí bộ chia nhƣ sau:

Mật độ sử dụng Cấp 1 Cấp 2 Tỉ lệ PON Mật độ tập điểm

Khu vực Trung tâm 1:8 1:8 67% 100%

Khu vực ngoại thành 1:16 1:4 50% 50%

Bảng 3: Bố trí bộ chia và mật độ tập điểm

5. GIẢI PHÁP TỐI ƢU HÓA DÙNG THIẾT BỊ INDOOR, FTTC THU HẸP BÁN KÍNH PHỤC VỤ CỦA ĐÀI TRẠM

5.1 Phạm vi áp dụng

Đối với các khu vực có số lƣợng cáp đi treo rất lớn, hạ tầng hầm cống không còn năng lực đáp ứng ngầm hóa, khoảng cách phục vụ không đảm bảo chất lƣợng.

5.2 Phương pháp thực hiện

- Bước 1: Xác định vùng tối ƣu hóa, dựa trên ba yếu tố sau:

 Nhu cầu thị trƣờng, hay yếu tố khách hàng;

 Chất lƣợng dịch vụ tại khu vực cần tối ƣu;

 Khả năng thu hồi cáp, quay đầu cáp gốc tạo ra vùng năng lực mới.

- Bước 2: Chọn lựa phƣơng thức chuyển mạch, truyền dẫn, các thiết bị phù hợp có sẵn tại đơn vị;

- Bước 3: Khảo sát và thống kê hiện trạng mạng cáp, khách hàng hiện hữu, dịch vụ cung cấp.

- Bước 4: Tính toán tính khả thi và chọn điểm đặt thiết bị, ƣu tiên các vị trí Bƣu cục, UBND và các điểm rất ít khả năng thay đổi về công năng, đủ điều kiện đặt các thiết bị indoor hoặc outdoor có dung lƣợng đủ để chuyển mạng; mục đích nhằm đảm bảo tính ổn định trong quá trình thuê mƣớn mặt bằng;

- Bước 5: Bố trí mạng cáp gốc, lập phƣơng án chuyển mạng và thu hồi. Do bán kính phục vụ nhỏ lại, chất lƣợng cung cấp dịch vụ tăng, thu hồi các thiết bị IP, mini Dslam. Thu hồi cáp không còn sử dụng, đáp ứng giảm số sợi cáp trên trụ.

5.3 Áp dụng thực tế cho trạm Kỳ Hòa (KHO)

- Bước 1: Xác định vùng tối ƣu hóa, dựa trên ba yếu tố sau:

 Nhu cầu thị trƣờng, hay yếu tố khách hàng;

 Chất lƣợng dịch vụ tại khu vực cần tối ƣu;

 Khả năng thu hồi cáp, quay đầu cáp gốc tạo ra vùng năng lực mới.

- Bước 2: Chọn lựa phƣơng thức chuyển mạch, truyền dẫn, các thiết bị phù hợp có sẵn tại đơn vị: lắp đặt thiết bị (Tủ DLU, DSLAM, SW L2..), nguồn và thiết bị phụ trợ đang có sẵn tại Đơn vị.

- Bước 3: Khảo sát và thống kê hiện trạng mạng cáp, khách hàng hiện hữu, dịch vụ cung cấp.

- Bước 4: Tính toán tính khả thi và chọn điểm đặt thiết bị, ƣu tiên các vị trí Bƣu cục, UBND và các điểm rất ít khả năng thay đổi về công năng: Chọn vị trí Bƣu cục Hòa Hƣng, địa chỉ #411 CMT8 P12 Q10, cách trạm KHO khoảng 3km, mã hoá KHOT03.

- Bước 5: Bố trí mạng cáp gốc, lập phƣơng án chuyển mạng và thu hồi Phƣơng án đính kèm theo phụ lục.

Sau khi thực hiện trình tự các bƣớc theo giải pháp trên, ta có đƣợc kết quả:

 Cự ly truyền dẫn còn lại < 2km; Mạng có thể cung cấp dịch vụ ADSL gói

8Mbps với chất lƣợng dịch vụ ổn định;

 Số lƣợng cáp thu hồi là: 18.970m cáp các loại.

 Tủ outdoor chuyển mạng và tái bố trí điều chuyển đến vùng thiếu năng lực

Biểu đồ 1: So sánh số lượng báo hư trạm KHO

Một phần của tài liệu Xây dựng giải pháp tối ưu hóa mạng ngoại vi VNPT TP.HCM đề xuất mô hình cho mạng ngoại vi của VNPT (Trang 25)