Thơng tin nối tiếp đồng bộ

Một phần của tài liệu Viết chương trình máy tính hỗ trợ điều khiển và thu thập dữ liệu cho bộ điều tốc điện tử của động cơ Yanmar-3SM (Trang 47)

Các thủ tục truyền nối tiếp bất đồng bộ đơn giản và rẻ tiền nhưng chỉ thích hợp khi truyền các thơng tin ngắn hoặc một vài ký tự cách quãng. Đối với các tập tin dài, sử dụng phương thức truyền thơng tin đồng bộ sẽ hiệu quả hơn. Trong phương pháp này, thơng tin được truyền theo từng khối (Block). Mỗi khối bao gồm một số tuần tự các ký tự và khơng cần các bit START, bit STOP mà sẽ đồng bộ theo từng khối cũng như việc kiểm tra sai.

Trong các hệ thống đồng bộ, tín hiệu Clock của máy phát sẽ được truyền qua máy thu song song với các dữ liệu để làm xung Clock cho việc dịch chuyển các Bit thu. Nếu trong thực tế khơng thể thực hiện truyền tín hiệu Clock, thì máy thu phải tạo ra tín hiệu này. Do đĩ sẽ phức tạp hơn và cĩ giá thành cao hơn so với thơng tin bất đồng bộ. Để tránh trường hợp bit 0 hoặc 1 kéo dài đơi khi cĩ thể dùng loại mã nhị phân đặc biệt để máy thu giữ được khả năng đồng bộ, máy thu gửi nhiều ký tự đồng bộ nhận dạng khi bắt đầu việc truyền và ngay khi nhận được bit đồng bộ, máy thu bắt đầu nhận bit. Phần lớn các mạng đồng bộ sử dụng các nghi thức do IBM tạo ra và nghi thức đồng bộ nhị phân BISYNC (Binary Synchronous) hoặc đồng bộ đường điều khiển dữ liệu SDLC (Synchronous Data Link Control).

Các giao tiếp chuẩn RS232C và RS449 cung cấp các chân sau truyền tín hiệu Clock:

- Đối với RS232:

+ Chân 15: TCLK – Transmit Clock (từ DCE). + Chân 17: RCLK – Receive Clock (từ DCE). - Đối với RS499:

+ Chân 6 và chân 23: Send Timing + Chân 8 và 26: Receive Timing

+ Chân 17 và 35: Terminal Timing (từ DCE).

Khi dùng Modem đồng bộ thì tín hiệu đồng thời sẽ được cung cấp từ Modem đến máy tính. Tần số Clock phát cĩ thể tạo ra từ Modem hoặc thiết bị đầu cuối.

Một phần của tài liệu Viết chương trình máy tính hỗ trợ điều khiển và thu thập dữ liệu cho bộ điều tốc điện tử của động cơ Yanmar-3SM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)