Đánh giá chất lượng Postlarvae bằng phương pháp Stress Index

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng (Trang 25)

1. 2M ục tiêu nghiên cứ u

3.3.5.2 Đánh giá chất lượng Postlarvae bằng phương pháp Stress Index

Gây sốc Postlarvae bằng dung dịch Formaline 250 ppm. Trên mỗi bể ương tiến hành 3 lần lặp lại với sốtôm gây sốc là 100 con/lần. Quan sát 20 phút/lần, ghi nhận lại sốtôm chết. Theo dõi trong thời gian 120 phút, ghi nhận tổng sốtôm chết trung bình trong bể, bể ương có tổng sốtôm chết thấp thì Postlarvae có chất lượng tốt.

Bảng 3.3.2:Đánh giá chất lượng tôm giống

Thời gian gây sốc (phút) 20 40 60 80 100 120 SI

Tổng sốtôm chết

Sốtôm chết khoảng 5% trong tổng sốtôm gây sốc fomol là tốt nhất.

Bảng 3.2: Các chỉtiêu môi trường

Chỉtiêu Chu kỳ Phương pháp

Nhiệtđộ(oC) 2 lần/ngày Nhiệt kế

pH 2 lần/ngày Máyđo

Nitrate (mg/L) 4 ngày/lần Bộtest NO3

Nitrite (mg/L) 4 ngày/lần Bộtest NO2

TAN (mg/L) 4 ngày/lần Bộtest NH4+/NH3

3.3.7 Xửlý sốliệu

Sốliệuđược tính toán bằng phần mềm Excel và xửlý thống kê theo phần mềm SPSS 16.0.

CHƯƠNG 4

KT QU VÀ THO LUN 4.1 Thí nghiệm 1

4.1.1 Biếnđộng một sốchỉtiêu môi trường nước trongươngấu trùng tômthẻchân trắng thẻchân trắng

4.1.1.1 Nhiệtđộ

Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ của các nghiệm thức vào buổi sáng và chiều không có sựbiếnđộng lớn. Nhiệt độ buổi sáng daođộng trong khoảng 25,5 – 28oC và nhiệtđộbuổi chiều là 26 – 30oC.

Bảng 4.1 Các yếu tốmôi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1

Yếu tố NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 Nhiệtđộ(oC) Sáng 25,5 - 27 25,5 - 27,5 25,5 - 28 25,5 - 27 25,5 - 27,5 25,5 - 28 Chiều 26 - 30 26 - 29 26 - 29 26 - 30 25,5 - 28 26 - 29 pH Sáng 7,2 - 7,5 7,2 - 7,4 7,3 - 7,5 7,2 - 7,4 7,3 - 7,5 7,2 - 7,4 Chiều 7,4 - 8,0 7,4 - 8,0 7,5 - 8,0 7,3 - 7,8 7,4 - 8,0 7,4 - 8,0 NO2−(mg/l) 0 – 0,5 0 – 0,5 0 – 0,5 0 – 0,5 0 – 0,5 0 – 0,5 NO3−(mg/l) 0 – 1,6 0 – 1,7 0 – 1,5 0 – 1,5 0 – 1,6 0 – 1,6 TAN (mg/l) 0 – 3 0 – 3 0 – 2,5 0 – 2,5 0 – 2,5 0 – 2,5 Qua Bảng 4.1 ta thấy, nhiệt độ trong bể ương tương đối ổnđịnh, sự chênh lệch nhiệt độ vào buổi sáng và buổi chiều không lớn. Theo Trương Quốc Phú (2006) sựchênh lệch này nằm trong khoảng 25 – 30oC, thích hợp cho sựsinh trưởng và phát triển của tôm nhưng khôngđược thay đổi vượt quá 5oC trong ngày (Boyd et al., 2002, trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2006). Nhiệt độ cao hay quá thấp sẽkéo dài giaiđoạn lột xác ở giáp xác. Khi nhiệt độ bất lợi, giáp xác không bắtđược mồi và dẫnđến bị đói, gây ức chế quá trình lột xác. Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệtđộ (ĐỗThịThanh Hương, 2011). Do vậy nhiệt độlà yếu tốrất quan trọng chi phối toàn bộ đời sống củaấu trùng tôm, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đềuảnh hưởng cho sựsinh trưởng và phát triển củaấu trùng tôm thẻ.

Nhìn chung nhiệt độ ởcác nghiệm thức thuận lợi cho sựphát triển bình thường củaấu trùng tôm thẻchân trắng. Do các nghiệm thứcđược bốtrí cùng thời điểm và vịtrí nên nhiệt độ không biến động lớn giữa các nghiệm thức. Điều này quan trọng trong việc ươngấu trùng, nó làm choấu trùng thánh bị sốc nhiệt do trên lệch nhiệtđộ.

4.1.1.2 pH

Giá trị pH giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm dao động vào buổi sáng trong khoảng 7,2 – 7,5 và buổi chiều trong khoảng 7,3 – 8,0. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2003) pH nằm trong khoảng 7,0 – 8,5 thích hợp nhất trong ươngấu trùng tôm. Trong quá trình thí nghiệm pH trong các nghiệm thức cũng không biến động nhiều nên thích hợp cho sựphát triển của tôm.

4.1.1.3 Chỉtiêu NO2

Hàm lượng NO2−của các nghiệm thức tương đối ổnđịnh daođộng từ 0 – 0,5mg/l.Ở giai đoạn đầu chỉ này đềuở mức thấp nhưng càng vềsau hàm lượng NO2- càng tăng cao.

Theo Phạm Văn Tình (2004), hàm lượng NO2−dưới 1 mg/l sẽkhông ảnh đến sự phát triển của tôm. Như vậy, hàm lượng NO2− trong các nghiệm thức phù hợp cho sựphát triển của tôm.

4.1.1.4 Chỉtiêu NO3

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2003), hàm lượng NO3 không gâyđộc với tôm và các loại giáp xác nói chungởdưới 2mg/l.

Nồng độ NO3 giữa các nghiệm thức tương đốiổn định và chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, trong suốt quá trình ương hàm lượng NO3 có chiều hướng tăng cao vào cuối kỳ ương dao động từ 0 – 1,7mg/l. Như vậy, hàm lượng NO3 thích hợp cho sự phát triển của tôm.

4.1.1.5 Chỉtiêu TAN (NH4+/NH3)

Hàm lượng TAN trong môi trường nước ương có sự biến động không đáng kể. Hàm lượng trung bình TAN của các nghiệm thức không có sự biến động lớn dao động từ 0 – 3mg/l.

Trong suốt quá trình ương, hàm lượng TAN tăng cao vào cuối chu kỳ.Điều này là do lượng thức ăn dư tích tụ lại làm ô nhiễm nguồn nước. Theo Boyd (2003) và Charachakool (2003) hàm lượng TAN trong khoảng 0,2 – 2 mg/l sẽkhôngảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, kết quảhàm lượng TAN của các nghiệm thức hơi cao giá trị cho phép dẫnđến gây độc cho tôm làm giảm tỷlệsống của tôm, nhưng tômởgiai đoạn PL12 có thểchịuđựng được.

4.1.2 Tỷlệsống củaấu trùng tôm

Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức thí nghiệm với độ mặn khác nhau được biểu thịqua Bảng 4.2

Bảng 4.2 Tỷ lệsống (%) củaấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1 Nghiệm thức Tỷlệsống (%) PL1 PL5 PL12 NT1 100 77,2 ± 1,422a 57,5 ± 11,769a NT2 78 ± 1,888a 51,2 ± 12,981ab NT3 80,3 ± 1,823ac 42,25 ± 4,291b NT4 82,1 ± 1,944bc 45,6 ± 10,68b NT5 83,8 ± 1,273b 60 ± 5,401a NT6 81,3 ± 3,862bc 40,6 ± 12,479b

Các giá trịtrên cùng một hàng có các chữcái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kêở

mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua kết quảtrên vềtỷ lệ sống giữa các nghiệm thức sau khi hạ độ mặn tương đối tốt. Tuy nhiên, tỷ lệsống từPL1 đến PL12 giảm dần và giảm mạnh từ giaiđoạn PL5đến PL12.

Ở giai đoạn PL5 tỷ lệsống NT5 (83,8 ± 1,273) cao hơn các nghiệm thức còn lại dao động trong khoảng (77,2 - 82,1%) và có ý nghĩa thống kê với NT4, NT6 ở mức ý nghĩa (p<0,05). Ở giai đoạn PL12 tỷ lệ sống dao động trong khoảng (40,6 - 60%). Trong giai đoạn đầu hạ độ mặn chưa có sự chênh lệch cao về tỷ lệsống và chưa ảnh hưởng nhiềuđến quá trình và phát triển của tôm, giaiđoạn PL12 tỷlệsống NT5 (60 ± 5,401) cao nhất và có ý nghĩa thống kê với NT1, NT2 ở mức ý nghĩa (p<0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của NT5 cao hơn NT1 do hạ từgiai đoạn PL9 đến PL12, tính từlúc bắt đầu hạ độ mặn tỷlệ sống giảm đáng kểqua 3 ngày và giảm hơn so với NT1 hạtử giai đoạn PL1 đến PL12. Qua đó, cho thấy tỷlệ sống NT1 cao hơn NT5 tính vào lúc bắt đầu hạ độ mặn của các nghiệm thức.

Tỷlệ sống trong quá trình ương từgiai đoạn PL1đến giai đoạn PL12 của các nghiệm thức trong thí nghiệm tương đối đều nhau không có sự dao động nhiều giữa các nghiệm thức trong từng giaiđoạnương.

4.1.3 Tăng trưởng chiều dài củaấu trùng tôm

Tăng trưởng theo chiều dài (mm) của ấu trùng tôm là chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển tăng lên vềchiều dài củaấu trùng tôm trong từng giaiđoạn khác nhau,đồng thời cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Sựtăng trưởng vềchiều dàiấu trùng tômđược thểhiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài củaấu trùng tôm thẻchân trắngởthí nghiệm 1 Nghiệm thức Chiều dài (mm) PL1 PL5 PL12 NT1 5,5 6,19 ± 0,179a 10,1 ± 1,468a NT2 6,27 ± 0,170ab 9,2 ± 0,888ac NT3 6,36 ± 0,201b 8,9 ± 1,679bc NT4 6,3 ± 0,194ab 8,3 ± 1,317bc NT5 6,31 ± 0,202ab 8,1 ± 0,775b NT6 6,33 ± 0,116ab 8,05 ± 0,685b

Các giá trịtrên cùng một cột có các chữcái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kêở

mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua Bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài ở các nghiệm thức tăng dần từ giai đoạn PL1 dến PL12. Ở giai đoạn PL5 chiều dài tăng dao động trong khoảng (6,19 – 6,36mm), cao nhất là NT3 (6,36 ± 0,201) và không có ý nghĩa thống kê với NT2 (6,27 ± 0,170), NT4 (6,3 ± 0,194), NT5 (6,31 ± 0,202), NT6 (6,33 ± 0,116) ở mức ý nghĩa (p>0,05). Ở giai đoạn PL12 chiều dài tăng dao động từ 8,05 – 10,1mm, tăng cao nhất là NT1 (10,1 ± 1,468) và không có ý nghĩa thống kê với NT2 ở mức ý nghĩa (p>0,05).

Nhìn chung chiều dài củaấu trùng có sự biến đổi qua từng giai đoạn đều có sựkhác nhau qua từng giaiđoạn. Trong giai đoạnđầu khi ương thì chiều dàiấu trùng biếnđổi không đáng kể, càng về sau quá trình ương chiều dài tăng rõ rệt được thể hiện qua Bảng 4.3.

4.1.4Đánh giá chất lượng tôm giống

Tiến hành gây sốc PL12 bằng dung dịch formol 250 ppm tiến hành trên 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 100 con sau thời gian 120 phút. Kết quả, tỷ lệ chết của các nghiệm thức là 0%điều này cho thấy PL có sức chịuđựng tốt, tôm giống khỏe chất lượng con giống tốt.

Kết quả khi ương ấu trùng hạ độ mặn từ 28‰ xuống 5‰ của từng giai đoạn ương giữa các nghiệm thức, thì ở nghiệm thức 1 hạ độ mặn 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1 có tỷlệsống và tốcđộtăng trưởng chiều dài là tốt nhất.

4.2.1 Biếnđộng một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương tôm thẻ chântrắng trắng

Điều kiện môi trường là một trong những yếu tốquan trọng tácđộng trực tiếp lên đời sống của tôm, trongđó sựbiếnđộng của các yếu tốnhư: Nhiệtđộ, pH, NO2, NO3và TAN (NH4+/NH3)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, biến thái và hoạt động bắt mồi cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng tôm. Do vậy, cần được khắc phục và theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình thí nghiệmđược thểhiện qua Bảng 4.6

Bảng 4.4 Các yếu tốmôi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2

Yếu tố NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 Nhiệtđộ(oC) Sáng 26,5 - 28 27 – 28,5 26 - 28 27 - 29 27 - 29 Chiều 27,5 - 29 27 – 28,5 27 - 29 27 - 29 27,5 – 29,5 pH Sáng 7,3 – 7,6 7,4 – 7,7 7,4 – 7,7 7,4 – 7,7 7,4 – 7,7 Chiều 7,5 – 7,9 7,6 – 7,9 7,6 – 7,8 7,7 – 7,9 7,7 – 7,9 NO2−(mg/l) 0 - 0,5 0 - 0,5 0 - 0,4 0 - 0,5 0 - 0,4 NO3−(mg/l) 0 - 2 0 - 2 0 - 2 0 - 2 0 - 2 TAN (mg/l) 0 - 2 0 - 2 0 – 2,5 0 - 2 0 – 2,5 Qua Bảng 4.4, nhiệt độ và pH tương đối ổn định và chênh lệch không quá cao giữa các nghiệm thức. Nhiệt độtrong ngày daođộng trong khoảng 26 – 29oC vào buổi sáng và từ27 – 29,5oC vào buổi chiều. Chỉ tiêu pH daođộng trong ngày từ7,3đến 7,7 vào buổi sáng và từ7,5đến 7,9 vào buổi chiều.

Theo Trương Phú Quốc (2006) nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tôm là 25 - 32oC. Nhưvậy nhiệt độ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm phù hợp cho sựphát triển của tôm.

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv, (2003) là pH nằm trong khoảng 7 – 8,5 thích hợp cho sựphát triển của tôm. Nhưvậy pH trong các nghiệm thức thí nghiệm phù hợp cho sựphát triển của tôm.

4.2.1.1 Chỉtiêu NO2

Hàm lượng NO2−trong các nghiệm thức không quá cao, dao động ở mức 0 – 0,5 mg/l. Nhìn chung sựdaođộng của các nghiệm luônổnđịnh không chênh lệch nhiều.

Theo Thạch Thanh (1999), hàm lượng NO2 không quá 0,5 ppm sẽkhông ảnh hưởng đến sựphát triển của tôm.

4.2.1.2 Chỉtiêu NO3

Hàm lượng trung bình NO3− giữa các nghiệm thức biến động không cao, dao động trong khoảng 0 – 2 (mg/l). Khuynh hướng càng về sau hàm lượng NO3 càng tăng nhưng khôngảnh hưởngđến sựphát triển của tôm.

Theo Thạch Thanh và ctv., (2005), hàm lượng NO3− không là yếu tốtrực tiếp gâyảnh hưởngđến sựtăng trưởng của tôm mà nó biểu hiện sựtăng NH4và NO2− ngay sauđó. Tôm có thểchịuđược NO3−đến 200 ppm trong 24h (Trần Minh Anh, 1989).

4.2.1.3 TAN (NH4+/NH3)

Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức tương đối ổn định. Hàm lượng TAN trung bình dao động trong khoảng 0 – 2,5 (mg/l). Hàm lượng trung bình TAN không vượt ngưỡng gây độc ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm. Sự biến động về nồng độ TAN giữa các nghiệm thức càng về sau hàm lượng TAN càng tăng nhưng khôngảnh hưởngđến sựphát triển của tôm.

Theo Whetston (2002) hàm lượng (NH4) nhỏhơn 2 ppm khôngảnh đến thủy sinh vật và mứcđộ an toàn của (NH3) là 0,1 – 0,5 ppm.

4.2.2 Tỷlệsống củaấu trùng tôm

Kết quảtỷlệsống củaấu trùng tôm thẻchân trắng giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm vớiđộmặn khác nhauđược trình bàyởBảng 4.5.

Bảng 4.5 Tỷ lệsống (%) củaấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2 Nghiệm thức Tỷlệsống (%) PL1 PL5 PL12 PL14 NT1 100 84,8 ± 2,5a 80 ± 4,082a 70,5 ± 2,646a NT2 86,3 ± 1,5a 82,3 ± 2,630a 71,5 ± 1,291a NT3 85,3 ± 2,062a 79,8 ± 3,862a 71,25 ± 3,202a NT4 86 ± 2,160a 78 ± 2,450a 73 ± 1,826a NT5 86,3 ± 2,062a 81,5 ± 4,360a 72 ± 0,816a

Các giá trịtrên cùng một hàng có các chữcái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kêở

mức ý nghĩa (p>0,05).

Từkết quảtrên Bảng 4.5 cho thấy tỷ lệsống củaấu trùng giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhau. Ở giai đoạn PL5 giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05) dao động trong khoảng (86,3 – 84,8%).Ở giai đoạn PL12 giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kêởmức ý nghĩa (p>0,05) daođộng trong khoảng (78 – 82,3%).Ở giai

đoạn PL14 tỷlệsống của các nghiệm daođộng (70,5 – 73%) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05). Nhìn chung tỷ lệsống giữa các nghiệm thức tương đối cao, cho thấy ấu trùng tôm thẻchân trắng là loài sống trong phạm vi lớn về nồng độ muối, có thể sống trong cả nước ngọt. Vì vậy, việc hạ độ mặn thấp để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thẻchân trắng ởnơi có độ mặn thấp nhằm nâng cao chất lượng giống tốtđảm bảo tỷlệsống cao.

4.2.3 Chiều dài (mm) củaấu trùng tôm

Sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong các nghiệm thức tăng dần về kích thước theo từng giai đoạn phát triển (Hình 4.10). Chiều dài trung bình cao nhất củaấu trùng ởgiai đoạn PL5 là 6,12mm , giai đoạn PL12 là 10mm và giai đoạn PL14 là 11,6mm. Sựkhác biệt vềtăng trưởng củaấu trùng tôm giữa các nghiệm thức trong thí nghiệmđược trình bày qua Bảng 4.6

Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài củaấu trùng tôm thẻchân trắngởthí nghiệm 2 Nghiệm thức Chiều dài (mm) PL1 PL5 PL12 PL14 NT1 5,5 6,04 ± 0,246a 9,87 ± 1,442a 11,4 ± 1,701a NT2 6,03 ± 0,183a 9,7 ± 1,338a 11,3 ± 1,889a NT3 6,05 ± 0,190a 9,75 ± 1,230a 10,9 ± 1,524a NT4 6,07 ± 0,275a 10 ± 1,247a 11,6 ± 1,647a NT5 6,12 ± 0,215a 9,9 ± 1,286a 11,5 ± 2,069a

Các giá trịtrên cùng một cột có các chữcái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê

mức ý nghĩa (p>0,05).

Qua phân tích thông kê ởBảng 4.6 cho thấy chiều dài của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thứcở giai đoạn PL5 dao động trong khoảng (6,03 – 6,12mm) và không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa (p>0,05). Ở giai đoạn PL12 chiều dài trung

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)