Phòng điều hòa luôn phải cung cấp một lượng gió tươi để đảm bảo đủ oxy cần thiết cho hoạt động hô hấp của con người ở trong không gian đó. Ký hiệu gió tươi ở trạng thái ngoài trời là N, với nhiệt độ tN, ẩm dung dN và entanpy IN lớn hơn trạng thái không khí trong nhà với nhiệt độ tT, ẩm dung dT và entanpy IT, vì vậy khi đưa gió tươi vào phòng nó sẽ tỏa ra một lượng nhiệt, bao gồm nhiệt ẩn QâN và nhiệt hiện QhN, chúng được tính bằng các biểu thức sau:
QN = QhN + QâN
QhN = 1,2. n.l.(tN – tT) , (W) [1,tr.176] QâN = 3.n.l.(dN – dT) , (W) [1,tr.176] Trong đó :
dN – ẩm dung của trạng thái không khí ngoài trời.
dT – ẩm dung của trạng thái không khí trong không gian điều hòa .
tN , tT – nhiệt độ của trạng thái không khí ở ngoài và trong không gian điều hòa n – số người trong không gian điều hòa.
l – lượng không khí tươi cần cho một người trong một giây, lấy theo bảng 4.19 [1,tr.176] ta có: l=7,5 l/s. đối với các khu thương mại, sảnh l = 5l/s = 18
m3/h.người.
Từ các thông số:tN = 33,70C , N = 59%, tT = 260C , T = 70% tra ẩm đồ I– d ta có dN = 20g/kg , dT = 14g/kg.
Ví dụ tính cho phòng ngủ 5 tầng 4:
Nhiệt hiện do gió tươi mang vào: QhNp1t4 = 1,2.n.l.(tN - tT) = 1,2.4.7,5.(33,7 - 26) = 277,2 W.
Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào: QâNp1t4
= 3.n.l.(dN - dT) = 3.4.7,5.(20-14) = 540, W.
Ví dụ tính cho sảnh đón khách tầng 1: l = 5l/s
Nhiệt hiện do gió tươi mang vào: QhNp1t4 = 1,2.n.l.(tN’ - tT) = 1,2.75.5.(33,7 - 26) = 3465 W.
Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào: QâNp1t4 = 3.n.l.(dN - dT) = 3.75.5.(20-14) = 6750, W. Kết quả tính toán cho các phòng còn lại được tổng kết trong bảng 2.9 của phần phụ lục.