Đánh giá ngƣỡng chịu tải của sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Trang 77)

người dân được sử dụng nước sạch là cao hơn, nhưng với người nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch vẫn rất hạn chế. Chi phí đầu tư một hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho một hộ gia đình thường cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân và mức sống của người dân nông thôn. Do đó, phần lớn người dân nông thôn khai thác và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các thuỷ vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt nên khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì cũng chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của người dân.

3.4.3. Ảnh hưởng tới hệ sinh thái

Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ có thể thuận lợi cho thực vật phát triển, nhưng nếu vượt quá sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ôxy trong nước, các loài thuỷ sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và dần đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

Ở sông Cầu, việc dùng hoá chất trong tuyển rửa khoáng sản gây ô nhiễm các chất độc hại, đã ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. Tại khu vực các mỏ, hàm lượng thiếc và chì trong nước sông cao. Lượng nước thải từ các mỏ than khá lớn, lại chứa mùn than đã gây ô nhiễm nước mặt. Ở nhiều đoạn sông các chất hữu cơ và nhiều hoá chất độc hại có trong nước sông đã khiến nước sông không còn dùng để ăn uống, tắm giặt, thậm chí các loài thủy sinh vật cũng không thể tồn tại [1].

3.5. Đánh giá ngƣỡng chịu tải của sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nguyên

3.5.1. Tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa

Quan niệm

Tải lượng ô nhiễm tối đa là khối lượng lớn nhất của chất ô nhiễm có thể có trong nguồn nước tiếp nhận mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận (Thông tư 02/2009/TT-BTNMT)[3].

Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm tối đa

79

Tải lượng tối đa chất ô nhiễm mà đoạn sông có thể tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

Ltđ = (Qs+ ∑Qt) * Ctc *3,6 (1)

Trong đó:

+ Ltđ (kg/giờ) là tải lượng ô nhiễm tối đa của nguồn nước đối với chất ô nhiễm đang xem xét;

+ Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải;

+ ∑Qt (m3/s) là tổng lưu lượng nước thải lớn nhất của các nguồn thải; + Ctc (mg/l) là giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đang xem xét được quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng nước để đảm bảo mục đích sử dụng của nguồn nước đang đánh giá

+ 3,6 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s) * (mg/l) sang (kg/giờ)

- Tính toán tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận:

Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận đối với một chất ô nhiễm cụ thể được tính theo công thức:

Ln = (Qs* Cs) *3,6 (2)

Trong đó:

+ Ln (kg/giờ) là tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận;

+ Qs (m3/s) là lưu lượng dòng chảy tức thời nhỏ nhất ở đoạn sông cần đánh giá trước khi tiếp nhận nước thải;

+ Cs (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong nguồn nước chảy vào đoạn sông trước khi tiếp nhận nước thải;

+ 3,6 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s) * (mg/l) sang (kg/giờ).

- Tính toán tải lượng ô nhiễm của chất ô nhiễm đưa vào đoạn sông tiếp nhận: Tải lượng ô nhiễm của một chất ô nhiễm cụ thể từ nguồn xả thải đưa vào nguồn nước tiếp nhận được tính theo công thức:

80

Lt = ∑(Qt* Ct) *3,6 (3)

Trong đó:

+ Lt (kg/giờ) là tổng tải lượng chất ô nhiễm của tất cả các nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá;

+ Qt (m3/s) là lưu lượng nước thải lớn nhất của mỗi nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá (hoặc/và lưu lượng của nhánh sông chảy vào đoạn sông cần đánh giá);

+ Ct (mg/l) là giá trị nồng độ cực đại của chất ô nhiễm trong mỗi nguồn thải vào đoạn sông cần đánh giá (hoặc/và nồng độ cực đại của nhánh sông chảy vào đoạn sông cần đánh giá);

+ 3,6 là hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s) * (mg/l) sang (kg/giờ).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)