Phân đoạn và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Trang 81)

lượng đáng kể các khu công nghiệp, nhà máy, dân cư dọc 2 bên sông. Vì vậy yếu tố không chắc chắn trong quá trình đánh giá khả năng chịu tải của sông là cao. Do đó trong luận văn này, tác giả sử dụng hệ số an toàn nhỏ nhất Fs = 0,3 trên tất cả các đoạn sông nhằm đảm bảo đánh giá khắt khe nhất khả năng chịu tải của sông.

Nếu giá trị Ltn lớn hơn (> 0) thì nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm. Ngược lại, nếu giá trí Ltn nhỏ hơn hoặc bằng (≤ 0) có nghĩa là nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận đối với chất ô nhiễm.

3.5.3. Phân đoạn và đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên

Từ các số liệu phân tích, kết hợp với bảng tính chỉ số WQI ở trên ở ta thấy Sông Cầu đoạn chảy qua tỉnh Thái Nguyên có thể chia ra làm ba đoạn chính tương ứng với các nguồn thải chính như sau:

- Đoạn 1: Từ đầu nguồn giáp với tỉnh Bắc Kạn đến Sơn Cẩm; - Đoạn 2: Từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn;

83 B¾c K¹n Th¸c RiÒng GSL Chî Chu Chî Míi S«ng Chî Chu B¾c K¹n Th¸i Nguyªn S«ng Nghinh T-êng Th¸c B-ëi GSL S«ng §u Th¸i Nguyªn Hå Nói Cèc TX S«ng C«ng S«ng C«ng S«ng CÇu §Ëp Th¸c Huèng Phó B×nh

S«ng CÇu Irrigation System 0,0m3/s 2,5m3/s 4,7m3/s 6,3m3/s 2,1m3/s 8,5m3/s 8,8m3/s 10,3m3/s 10,7m3/s 11,1m3/s 0,1m3/s 0,0m3/s 1,6m3/s 12,5m3/s 0,1m3/s 13,4m3/s 15,2m3/s 16,2m3/s 16,2m3/s 1,9m3/s 0,1m3/s 5,9m3/s 0,0m3/s 1,7m3/s 2,1m3/s 2,1m3/s 1,7m3/s 0,4m3/s 1,5m3/s 0,1m3/s Return Flow

Hình 3.60: Sơ đồ lưu lượng Sông Cầu và các nguồn thải đổ vào sông Cầu (tháng 2, giá trị trung bình 1998-2007)

84

Dựa vào sơ đồ hình 3.60 và coi Ct trong công thức (3) ở trên chính là nồng độ của các chất ô nhiễm trong các phụ lưu cấp 1 của sông Cầu. Ở đây, hiểu nguồn nước đang đánh giá được sử dụng cho mục đích cấp nước nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp nên giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nguồn nước được xác định theo QCVN 08: 2008/BTNMT cột A2. Đoạn sông từ Sơn Cẩm đến Cầu Trà Vườn do đã bị ô nhiễm hữu cơ nên chỉ tính toán đến khả năng tiếp nhận kim loại đối với đoạn 2.

Áp dụng các công thức tính ở trên, ta có được các kết quả sau:

Bảng 3.10: Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu đoạn 1 (kg/giờ)

Thông số TSS BOD5 COD NH4+ As Pb Zn Fe

Ltđ 2435,40 487,08 1217,70 16,24 1,624 1,624 81,180 81,18

Ln 504,47 168,16 277,15 0,93 0,062 0,187 0,735 15,57

Lt 113,90 78,91 156,31 1,24 0,181 0,066 0,305 5,59

Ltn 545,11 72,00 235,27 4,22 0,414 0,411 24,042 18,01

Thông số TSS BOD5 COD NH4 As Pb Zn Fe

Giá trị giới hạn = Ctc

85

Bảng 3.11: Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu đoạn 2 (kg/giờ)

Thông số TSS As Pb Zn Fe Ltđ 1784,70 1,190 1,190 59,490 59,49 Ln 2681,64 0,258 6,188 1,547 63,43 Lt 106,92 0,024 0,048 0,317 4,04 Ltn -301,16 0,272 -1,514 17,288 -2,39

Bảng 3.12: Kết quả tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của sông Cầu đoạn 3 (kg/giờ)

Thông số TSS BOD5 COD NH4+ As Pb Zn Fe

Ltđ 1263,6 252,72 631,80 8,42 0,842 0,842 42,120 42,12

Ln 261,25 180,54 407,81 1,91 0,085 0,172 0,758 11,68

Lt 655,63 171,22 392,54 2,71 0,146 0,104 0,773 27,56

86

Qua kết quả đánh giá ngưỡng chịu tải của từng đoạn sông ở trên, ta có thể nhận xét như sau:

- Đoạn 1: Chất lượng nước còn tương đối tốt, còn khả năng tiếp nhận đối với tất cả các chỉ tiêu ở trên

- Đoạn 2: Đã bị ô nhiễm, chỉ còn khả năng tiếp nhận thêm một số chỉ tiêu như As, Zn

- Đoạn 3: Không có khả năng tiếp nhận một số chỉ tiêu như TSS, BOD5, COD.

3.6. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trƣờng nƣớc sông Cầu

Khả năng tiếp nhận chất thải nói riêng và chất lượng nước sông Cầu nói chung trong thời gian tới sẽ thay đổi trong quá trình phát triển KT- XH của tỉnh Thái Nguyên vì vậy cần dự báo sự thay đổi đó để làm cơ sở cho công tác quản lý.

3.6.1. Quy hoạch phát triển KT- XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết đinh số 58/2007/QĐ-TTg với các mục tiêu chính sau [19]:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 12-15%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2020 tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 47-48%, thương mại-dịch vụ chiếm 42-43%, nông lâm nghiệp-thủy sản là 9-10%. GDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 2.300USD. Đến năm 2020 sẽ có 28 KCN, với tổng diện tích mặt bằng 5.320ha, so với năm 2008 số KCN tăng 5,6 lần, diện tích tăng trên 1,9 lần. Ngoài ra, còn có 20 CCN và 47.687 cơ sở công nghiệp nhỏ lẻ khác.

- Tốc độ tăng dân số bình quân trong thời kỳ quy hoạch là 0,9%. Dân số Thái Nguyên sẽ là 1.158 nghìn người (2015) và 1.285 nghìn người (2020). Hàng năm 12.000-13.000 lao động có việc làm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,5%. Nâng tỷ lệ đô thị hóa lên 45% vào năm 2020. Riêng thành phố Thái Nguyên, đến năm 2020 tổng dân số khoảng 600.000 người, trong đó số dân nội thành là 450.000 người.

87

Các hoạt động KT-XH theo quy hoạch phát triển với tốc độ cao, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thái Nguyên diễn ra nhanh sẽ làm gia tăng áp lực lên các thành phần môi trường, nhất là môi trường nước sông Cầu.

3.6.2. Phân tích các áp lực lên môi trường nước sông Cầu

a. Dự báo tải lượng nước thải công nghiệp đổ vào sông Cầu

Khối lượng nước thải công nghiệp đổ vào sông Cầu đến năm 2020 được dự báo dựa trên các số liệu về số lượng khu công nghiệp, tổng cộng diện tích tất cả các khu công nghiệp đã có và theo quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đổ thải ra sông Cầu, loại hình sản xuất trong khu công nghiệp, hệ số phát sinh nước thải công nghiệp do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nghiên cứu đối với các KCN Việt Nam … và với quy ước rằng các cơ sản xuất nằm ngoài KCN có tải lượng thải khiêm tốn. Theo đó, ước tính lưu lượng nước thải từ các KCN Thái Nguyên thải ra vào năm 2020 khoảng 102.205m3/ngày. Tải lượng các hợp phần ô nhiễm trong nước thải, ví dụ BOD sẽ là 17.375kg/ngày, gấp 2,5 lần so với năm 2007. Theo Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên thì ước tính lưu lượng nước thải và tải lượng BOD trong nước thải từ các KCN, cụm và điểm công nghiệp thải ra vào năm 2020 khoảng 136.256m3/ngày và 23.163kg/ngày [20]. Số liệu dự báo của Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh lớn hơn là do tính cả lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp nằm phân tán ngoài KCN.

b. Dự báo tải lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Cầu

Khối lượng nước thải sinh hoạt và tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải của tỉnh Thái Nguyên đổ vào sông Cầu đến năm 2020 được dự báo dựa trên các yếu tố: tốc độ gia tăng dân số và số dân năm 2020 (1.285 nghìn người), lượng nước cấp cho các đô thị và nông thôn, thất thoát trong chuyển tải, nhu cầu sử dụng nước trung bình ngày của mỗi người dân với mức sống đô thị 150l/ngày, nông thôn 120l/ngày, hệ số phát thải chất ô nhiễm… Theo đó, ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt thải ra vào năm 2020 khoảng 152.191m3/ngày. Tải lượng các hợp phần ô nhiễm trong nước thải, ví dụ BOD sẽ là 63.300kg/ngày, tăng lên đáng kể so với hiện nay. Riêng khu vực đô thị (Thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công) năm 2010 với số

88

dân là 412.400 người, lưu lượng nước thải là 49.488m3/ngày. Đến năm 2020 số dân đô thị tăng lên đáng kể, đạt 647.300 người. Khi đó lưu lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh là 97.095 m3/ngày, tải lượng BOD sẽ là 32.365kg/ngày, tăng hơn 1,5 lần sau 10 năm.

c. Dự báo tải lượng nước thải từ mỏ quặng đổ vào sông Cầu

Nước thải từ các mỏ quặng phát sinh trong quá trình khai thác và tháo khô mỏ, nhưng chủ yếu là do quá trình tuyển rửa quặng. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều mỏ đang được khai thác hôm nay và cả những năm sắp tới. Theo ước tính dựa trên sản lượng khai thác của ngành mỏ. Hàng năm các cơ sở khai thác mỏ ở Thái Nguyên thải ra môi trường khoảng trên 22 triệu mét khối nước thải có chứa các kim loại nặng và nhiều chất rắn lơ lửng.

d. Dự báo tải lượng nước thải từ nông nghiệp

Nước thải do hoạt động nông nghiệp chủ yếu là lượng nước hồi quy sau tưới, kéo theo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất dinh dưỡng từ phân bón dư thừa xuống các thủy vực và sau đó đổ ra sông Cầu. Ở Thái Nguyên có rất ít số liệu về dư lượng hóa chất trong đất, nên chưa có cơ sở để dự báo cho vấn đề ô nhiễm. Song mặt khác, chăn nuôi là ngành rất phát triển ở Thái Nguyên. Theo số liệu thống kê, năm 2008 Thái Nguyên có đàn trâu bò 165.587 con, đàn lợn 509.022 con và khoảng 5.071.000 con gia cầm. Theo hệ số của tổ chức y tế thế giới WHO về phát sinh chất thải rắn đối với vật nuôi, với mức tăng trưởng đàn trâu bò là 8%, đàn lợn 4,6%, gia cầm 10%, thì chất thải rắn phát sinh vào năm 2020 tương ứng từ trâu bò là 293.762 tấn, từ lợn 17.670 tấn và từ gia cầm 17.960 tấn. Khối lượng rất lớn chất thải này vừa phân tán trong các nông hộ, vừa tập trung trong các trang trại chăn nuôi, lại chứa rất nhiều chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh, khi phân hủy nhanh chóng chuyển vào các nguồn nước mặt và góp phần gây ô nhiễm hữu cơ cho môi trường nước sông Cầu.

89

3.6.3. Đánh giá sơ bộ các giải pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường nước sông Cầu. trường nước sông Cầu.

- Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị chịu trách nhiệm chính về quản lý tài nguyên và môi trường, trong đó có môi trường nước, ở tỉnh Thái Nguyên. Sở đã thực hiện tốt công tác này trong các khâu: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về tài nguyên và môi trường, cải cách thể chế quản lý. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các dự án thuộc nhiều lĩnh vực công nghiệp, khai khoáng, phát triển đô thị, xử lý chất thải …, góp phần đáng kể vào công tác quản lý môi trường nói chung.

- Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng việc quản lý tài nguyên và môi trường nước, đổ nước thải vào sông Cầu còn chồng chéo giữa Sở và các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng …; công tác thanh tra, hậu kiểm sau ĐTM còn chưa thực hiện triệt để; chưa có cơ chế đảm bảo gắn kết nội dung bảo vệ môi trường vào trong quy hoạch phát triển KT-XH.

- Quản lý về xả nước thải công nghiệp vào hệ thống sông Cầu chưa chặt chẽ. Bên cạnh một số cơ sở sản xuất đã có hệ thống xử lý nước thải tốt, hiệu quả, thì còn nhiều cơ sở không có, hoặc có hệ thống xử lý nước thải đơn giản, công nghệ lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu đối với chất lượng nước thải.

- Nước thải sinh hoạt của các đô thị lớn chưa được kiểm soát. Chưa chia tách được hệ thống thoát nước mưa chảy tràn với hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nhiều nơi đổ trực tiếp nước thải ra sông Cầu tiếp tục gây ô nhiễm nước sông Cầu.

3.6.4. Các thách thức và yêu cầu đặt ra đối với quản lý môi trường nước sông Cầu. sông Cầu.

Việc quản lý môi trường nước sông Cầu đang gặp nhiều khó khăn và thách thức:

- Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt đô thị, phát triển công nghiệp, phục vụ nông nghiệp và cho các mục đích khác với bên khác là khả năng có được nguồn lực đầy đủ để đảm bảo rằng nước sông Cầu không

90

bị ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép của QCVN cột A2. Đó là thách thức đầu tiên mà những người quản lý chất lượng nước sông Cầu đặc biệt quan tâm.

- Công việc quản lý môi trường và chất lượng nước sông Cầu khá phức tạp, đòi hỏi vừa phải biết vận dụng công nghệ sạch trong sản xuất, kỹ thuật tiên tiến trong xử lý nước thải, vừa phải biết cách nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng người dân và doanh nghiệp, nhưng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là có hạn và không thể khắc phục trong một thời gian ngắn để có thể đáp ứng.

- Chi phí cho bảo vệ môi trường nói chung và đối với nước sông Cầu nói riêng là rất lớn, nó tác động đáng kể đến ngân sách nhà nước vì cần nhiều vốn đầu tư. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới “nếu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 10-12%/ năm trong vòng 10 năm tới thì công nghiệp sẽ tăng 4 lần và mức độ ô nhiễm sẽ tăng khoảng 12 lần, mức độ thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng do ô nhiễm đến sức khỏe cộng đồng có thể lên tới 1,2% GDP”. Đối với Thái Nguyên, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 11-12%, thì dự báo trên có lẽ cũng là phù hợp. Khó khăn này cần được chấp nhận để làm tốt hơn công tác quản lý.

- Để đạt được mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân giai đoạn 2011-2020 khoảng 12-15%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp: công nghiêp và xây dựng, thương mại và dich vụ, nông lâm nghiệp, thì các hoạt động sản xuất sẽ gây ra sức ép lớn đối với vấn đề ô nhiễm môi trường nước sông Cầu. Đó vừa là thách thức, vừa là cơ hội mà tỉnh Thái Nguyên phải vượt qua trong quá trình phát triển.

Yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý môi trường nước sông Cầu:

- Đối với Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2020 tốc độ phát triển đô thị, phát triển công nghiệp ở mức cao, cùng với gia tăng dân số, sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ sản xuất và gia tăng khối lượng lớn các chất thải rắn, rác thải y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm trầm trọng hơn nguồn nước sông Cầu bởi các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng, dầu mỡ,...

91

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển KT- XH của tỉnh đến năm 2020, khả năng đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước lưu vực sông Cầu nói riêng, có thể dự báo rằng môi trường nước sông Cầu giai đoạn 2010 - 2020 diễn biến theo chiều hướng tiếp tục gia tăng ô nhiễm, suy thoái nếu không có các giải pháp giảm thiểu. Đó cũng là yêu cầu bức thiết đối với công tác quản lý môi trường nước sông Cầu.

3.6.5. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường nước sông Cầu giai đoạn 2011-2020

Quản lý môi trường được hiểu là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý chất lượng nước Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)