SỰ TÍCH NGÒI THIA VÀ RÊU ĐÁ.

Một phần của tài liệu Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái (Trang 153)

Chuyện xưa kể rằng: Có một chàng trai bản yêu một cô gái đẹp nhất vùng. Chàng trai vạm vỡ, to khoẻ, giỏi săn bắn, tài thổi khèn. Cô gái khéo dệt vải, mùa dẻo, hát hay. Cả hai đều trẻ đẹp như trăng rằm, như hoa ban nở đầu xuân. Cô gái có mái tóc dài, lúc nào cũng óng mượt như tơ như lụa, lúc nào cũng toả hương thơm, làm ngây ngất lòng người. Tình yêu của họ say đắm và trong sáng như trăng rằm. Mỗi lần chàng trai thổi khèn, cô gái đẹp cất lên giọng hát là người dân trong vùng lại kéo đến đông nghịt cả núi đồi để được tận tai chứng kiến những âm thanh kỳ diệu từ những khúc tính ca của họ.

Thời đó, trong vùng có tên chúa đất ham sắc, tìm mọi cách phá vỡ cuộc tình duyên ấy. Cậy mình là chúa đất, hắn cho người bắt cô gái đẹp về nhà. Hắn hỏi cô gái:

- Mày làm kiềng bếp cho tao chứ?

- Không. Tôi chỉ là cây hoa dại đã có người nhận gốc. - Không được. Mày muốn không bằng tao muốn.

Nói rồi, chúa đất giữ cô gái ở lại làm nàng hầu, hắn đuổi chàng trai đi nơi khác, cấm không được bén mảng đến.

Nhờ có dân bản, cô gái trốn được khỏi nhà chúa đất, tìm được người yêu. Đôi bạn tình chỉ biết dắt tay nhau, mải miết chạy vào rừng. Họ chạy mãi, chạy mãi, đêm tối mịt mùng, họ cũng không dừng lại. Đến khi họ trèo lên được ngọn núi cao nhất thì trời đã hửng sáng. Cả hai đều đói lả, kiệt sức. Chẳng có dao để đào củ mài, không có lửa để nấu ngọn măng, họ dựa lưng vào nhau, nhịn đói, nhịn khát mà than khóc. Cô gái khóc nhiều đến nỗi nước mắt cô chảy ướt bảy cánh rừng rộng, chín đỉnh núi cao. Nước mắt biến thành dòng nước to đổ xuống chân đèo, chảy thành suối lớn. Thương cảm tấm lòng của người yêu mà không biết làm gì, sau những lời thề nguyền sống không lấy được nhau, chết sẽ mãi mãi bên nhau, chàng trai liền nhảy xuống dòng nước xanh biếc ấy trẫm mình. Thân thể chàng vừa chạm vào vào nước đã vỡ tan hoá thành trăm ngàn mảnh đá nằm sâu trong dòng nước. Cô gái thấy vậy, lòng dạ quặn đau cũng buông mình xuống theo. Mái tóc dài bung ra, mỗi sợi bám vào một hòn đá. Tóc nàng biến thành thứ rêu óng ả, lấp lánh dưới ánh nắng, xao động tựa như ngàn vạn bàn tay

vẫy gọi. Thứ rêu này người Thái gọi là “cay hin”. Bà con lấy về làm món ăn thơm

đó, dòng suối chảy qua lòng chảo Mường Lò được gọi là “Nậm Xia” (nước mắt đôi

bạn tình). Nậm Xia uốn khúc quanh co qua nhiều xã đến khu vực Coóng Kéng thì đổ ra sông Hồng. Nhờ có dòng suối này mà lòng chảo Mường Lò trở nên trù phú, đồng ruộng quanh năm tươi tốt như ta thấy hiện nay.

(Bùi Huy Mai ghi theo lời kể

của Lò Thị Lả, xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ)

Một phần của tài liệu Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái (Trang 153)