Phương pháp tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần dệt may 293 (Trang 34)

III. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ

1. Phương pháp tính BHXH, BHYT, KPCĐ ở Công ty

1.1 Phương pháp xác định:

- Tại Công ty cổ phần dệt may 29-3, khi cán bộ CNV bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tử tuất được hưởng lương BHXH, Quỹ BHXH được hình thành từ một phần trích vào lương BHXH bằng 20% quỹ tiền lương của cán bộ CNV ở Công ty.

- Công ty trích BHXH bằng 20% quỹ tiền lương cơ bản, trong đó 15% đưa vào chi phí nơi sử dụng, 5% khấu trừ vào lương CBCNV. Hàng tháng, Công ty trợ cấp BHXH, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, ... cho CBCNV.

- BHYT được trích 3% lương cơ bản của CBCNV, trong đó doanh nghiệp chịu 2% còn người lao động góp 1% nộp lên cấp trên, 1% để lại cho hoạt động tại đơn vị.

1.2 Cách tính BHXH, BHYT, KPCĐ:

- Tính trợ cấp BHXH:

Theo chế độ hiện hành, Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động có tham gia quỹ BHXH nghỉ việc trong trường hợp ốm đau và thai sản. Để tính trợ cấp BHXH, kế toán cần thu thập, kiểm tra các phiếu nghỉ hưởng BHXH, các chứng từ khác có liên quan và dựa vào các quy định của Nhà nước về thanh toán trợ cấp BHXH.

+ Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được hưởng trợ cấp BHXH khi nghỉ việc ốm đau, tai nạn, rủi ro có xác nhận của cơ quan y tế, nghỉ việc để thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa dân số, nghỉ việc trông con ốm. Số tiền trợ cấp theo chế độ hiện hành được tính như sau:

Trợ cấp ốm đau phải trả = Tiền làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc X Số ngày nghỉ được hưởng trợ cấp X 75% X 26 ngày

Tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ ốm bao gồm: Lương theo phụ vấp, chức vụ, hợp đồng, phụ cáp chức vụ (nếu có). Số ngày nghỉ tối đa được hưởng BHXH của từng lao động tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH, tính chất lao động hoặc nơi làm việc của người lao động. Trường hợp số ngày nghỉ thực tế lớn hơn số ngày nghỉ tối đa được hưởng trợ cấp thì chỉ trả trợ cấp cho số ngày vượt trong một số trường hợp đặc biệt như chữa bệnh đặc biệt lâu dài, hay thời gian đóng BHXH dài.

+ Đối với trợ cấp thai sản: Chỉ áp dụng cho lao động nữ có thai, sanh con thứ nhất, thứ hai khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ được hưởng trợ cấp thai sản tính đến điều kiện lao động của lao động nữ. Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ, cụ thể:

Trợ cấp khi sinh con =

Tiền lương làm căn cứ đóng

BHXH của tháng trước khi sinh X

Số tháng nghỉ việc sinh con theo chế độ BHCH phải nộp = Hệ số LCB X 540.000 X 20 % - Cánh tính BHYT: Mức thu BHYT = Hệ số LCB X 540.000 X 3 %. - Cánh tính KPCĐ: Mức thu KPCĐ = Hệ số LCB X 540.000 X 2 %. 2. Tài khoản sử dụng.

+ TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: bảo hiểm XH. + TK 3384: BHYT.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần dệt may 293 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w