Cấu trúc của chƣơng trình LabVIEW

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển nhiệt độ lò sấy thủy sản có ghép nối với máy tính (Trang 43)

LabVIEW bao gồm các thƣ viện của các hàm chức năng và các công cụ phát triển đƣợc thiết kế đặc biệt dành cho thiết bị điều khiển.

LabVIEW gồm có 2 thành phần chính đó là: bảng giao diện ( The Front Panel), sơ đồ khối (The Block Diagram).

Front Panel 2.6.3.1.

Front Panel là giao diện mà ngƣời sử dụng hệ thống nhìn thấy. Đây là nơi ngƣời lập trình thiết kế giao diện chƣơng trình.

Hình 2.16. Bảng giao diện mới trên LabVIEW

Trong bảng giao diện bao gồm một thanh công cụ của các nút lệnh và các dụng cụ chỉ báo trạng thái sử dụng cho quá trình chạy và xử lý các VI. Nó còn bao gồm những tuỳ chọn phông chữ , các tuỳ chọn phân phối và tùy chọn sắp thành hàng dành cho việc thiết kế giao diện.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Trong đó:

1. Nút chạy chƣơng trình.

2. Nút chạy lặp.

3. Nút dừng cƣỡng ép chƣơng trình.

4. Nút tạm dừng.

5. Text setting (màu sắc, định dạng, kích thƣớc- phông chữ).

6. Gióng đều đối tƣợng theo hàng dọc và ngang .

7. Phân bố các đối tƣợng.

8. Thay đổi kích thƣớc các đối tƣợng.

9. Lệnh bổ sung.

10. Cửa sổ trợ giúp.

Các lƣu ý khi hoạt động VI:

1. Chạy VI bằng cách kích vào nút chạy trên thanh công cụ Nút chạy thay đổi để chỉ báo rằng VI đang chạy

2. Sử dụng công cụ Operating để thay đổi các giá trị giới hạn cao và thấp.

3. Thay đổi điều khiển trƣợt Update Period, bằng cách đặt công cụ Operating trên thanh trƣợt và kéo của nó tới một vị trí mới.

4. Thực hành điều chỉnh những điều khiển khác.

5. Dừng VI bằng cách kích vào công tắc chuyển đổi thu nhận. VI không thể dừng ngay lập tức bởi vì VI còn phải đợi cho phƣơng trình hay sự phân tích cuối cùng hoàn thành thao tác.

Block Diagram 2.6.3.2.

Sơ đồ khối chính là mã nguồn của chƣơng trình.

Mã sơ đồ khối biểu diễn các chức năng để điều khiển các đối tƣợng trên giao diện. Các đối tƣợng trên giao diện xuất hiện nhƣ biểu tƣợng các thiết bị trên sơ đồ khối. Chƣơng trình hoạt động thông qua dây dẫn từ các điều khiển đến các VI và các hàm chức năng. Lập trình sơ đồ khối cũng giống nhƣ một lƣu đồ lập trình.

1. Mở sơ đồ khối của một hệ thống

Bằng cách chọn Window>>Show Block Diagram, hoặc mở sơ đồ khối bằng cách trên bảng giao diện nhấn <Ctrl E>.

Hình 2.18. Sơ đồ khối khối của LabVIEW

2. Các đối tƣợng trên sơ đồ khối

Mỗi bảng giao diện có kèm theo một sơ đồ khối.

Các thành phần của sơ đồ khối đại diện cho các nút chƣơng trình chẳng hạn nhƣ các vòng lặp For, các cấu trúc Case và các hàm chức năng. Các thành phần là dãy cùng để thể hiện luồng dữ liệu bên trong sơ đồ khối.

3. Sự phân cấp

Sức mạnh của LabVIEW định vị trong bản chất sự phân cấp của các VI.

Sau khi bạn tạo ra một VI, có thể sử dụng nó nhƣ một VI con trong sơ đồ khối của một VI tầng cao hơn. Nhƣ vậy có thể sử dụng rất nhiều VI con lồng vào nhau.

4. Các dạng dây nối trên sơ đồ khối

Vô hƣớng Mảng 1 chiều Mảng 2 chiều Kiểu Numeric

Kiểu Boolean Kiểu String Kiểu Dynamic

Icon và Connector Panel 2.6.3.3.

Sau khi xây dựng một VI, ta phải tạo Icon và Connector Panel cho nó để có thể sử dụng đƣợc nhƣ một subVI. Để hiểu rõ cách tạo SubVI, Icon và Connector Panel thì ta làm ví dụ sau. Tạo giao diện Front panel của VI và trong Block Diagram ta liên kết giống hình 2.19a và 2.19b bên dƣới:

a) Giao diện; b) Sơ đồ khối

Hình 2.19. Ví dụ minh họa chƣơng trình LabVIEW Để tạo icon thì ta click phải vào biểu tƣợng

ở góc phải bên trên của Front panel hoặc Block diagram. Sau đó bảng Icon Editor xuất hiện nhƣ hình bên, trong đó có các công cụ dùng để vẽ tƣơng tự trong Paint.

Hình 2.20. Cửa sổ Icon Editor

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ điều khiển nhiệt độ lò sấy thủy sản có ghép nối với máy tính (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)