Điều chỉnh pH

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp quy trình sản xuất đường maltose (Trang 32)

 Mục đích: Điều chỉnh pH dịch đường sau trao đổi ion phù hợp yêu cầu khoảng 4~6. Chuẩn bị cho quá trình cô đặc.

 Trình tự thao tác:

Điều chế dung dịch acid citric.

Sản phẩm từ trao đổi ion được áp lực bơm của bơm nguyên liệu từ bồn trước trao đổi ion đẩy qua bồn điều chỉnh pH.

Tại bồn điều chỉnh pH acid citric được thêm vào tự động bằng bơm định lượng acid citric từ bồn chứa acid citric để điều chỉnh pH dịch đường phù hợp yêu cầu khoảng 4,0 ~ 6,0 và chảy vào bồn chứa trước cô đặc.

 Sự cố thường gặp và cách khắc phục:

Sự cố: pH dịch đường không đạt yêu cầu. Nguyên nhân: do bơm acid citric bị hỏng.

Cách khắc phục: hồi lưu trao đổi ion và sửa chữa bơm acid citric.

3.2.16. Lọc 2

 Mục đích: Lọc dịch đường, loại bỏ tạp chất và cặn sau quá trình trao đổi ion.  Trình tự thao tác:

Mở van nước làm mát bơm.

Quy cách lọc 2: Bồn lọc cột là 200 mesh (74 µm), thiết bị lọc vải 2 là 5 µm. Khi mức dịch bồn chứa trước cô đặc đạt khoảng 30 % thể tích thì tiến hành mở bơm nguyên liệu từ bồn chứa trước cô đặc, bơm dịch qua làm đầy bồn lọc cột và thiết bị lọc vải 2.

Mở van xả khí bồn lọc cột và thiết bị lọc vải 2 để không khí thoát ra khi dịch đường chảy vào. Khi dịch đầy 2 bồn này thì tắt bơm nguyên liệu từ bồn chứa trước cô đặc.

Kiểm tra trị số pH của đường loãng có phù hợp với yêu cầu không (4,0 ~ 6,0), kiểm tra đo nồng độ và độ thấu quang của dịch đường.

 Sự cố thường gặp và cách khắc phục: Sự cố: dịch lọc không đạt yêu cầu.

Nguyên nhân: do cột lọc hoặc túi vải bị hỏng.

Cách khắc phục: dừng bơm nguyên liệu từ bồn trước cô đặc, kiểm tra và sửa thay thế cột lọc ở bồn lọc cột hoặc túi vải ở thiết bị lọc vải 2.

 Thông số kỹ thuật: Lỗ lưới: 5µm P ≤ 0.2Mpa

3.2.17. Cô đặc

 Mục đích: Làm bốc hơi nước, hoàn thiện dịch đường đạt độ Bx theo yêu cầu quy cách sản phẩm.

 Biến đổi:

Vật lý: nhiệt độ tăng, khối lượng riêng tăng, nhưng hệ số truyền nhiệt giảm, hàm lượng không khí hòa tan trong sản phẩm cũng giảm.

Hóa lý: nước bay hơi, nồng độ chất hòa tan tăng dần làm dung dịch trở nên đặc, độ nhớt tăng.

Sinh học, hóa sinh: hầu hết các vi sinh vật cũng như enzyme bị vô hoạt trong quá trình cô đặc do nồng độ cơ chất cao, áp suất chân không.

 Trình tự thao tác:

- Thao tác cô đặc giai đoạn 1: Mở van nước làm mát bơm.

Kiểm tra áp lực nước làm mát ≥ 3,0.

Kiểm tra các van trước và sau bơm nguyên liệu từ bồn chứa trước cô đặc, bơm chân không (cô đặc giai đoạn 1), bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 4, bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 1, bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 2 ở trạng thái mở và

van nước của bơm chân không. Kiểm tra van phá chân không đã đóng chưa, nếu chưa thì đóng van phá chân không lại.

Mở van thêm nước bơm chân không lưu lượng khoảng 1 m3/h, sau đó mở bơm chân không bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 3.

Khi áp suất chân không tại bồn cô đặc 4 đạt 80 kPa thì bắt đầu mở bơm nguyên liệu từ bồn chứa trước cô đặc (mức van 30%, L = 8m3/h). Lần lượt sau khoảng 12 ~ 15 giây thì mở bơm chân không (cô đặc giai đoạn 1), bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 4, bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 1.

Khi mức dịch trong bồn cô đặc 3 đạt mức 1 thì mở van hồi lưu về bồn chứa trước cô đặc, sau đó mở bơm nguyên liệu từ bồn cô đặc 2 với lưu lượng khoảng 32m3/h.

Mở van tay hơi nóng và mở van hơi nóng tự động với lưu lượng 10m3/h, sau đó cứ 5~7 giây thì thay đổi van hơi nóng tự động với lưu lượng lần lượt là 15, 20, 25, 30 và 33m3/h. Mở bơm nước ngưng (cô đặc giai đoạn 1) ngay sau khi mở van hơi nóng.

Điều chỉnh nhiệt độ hiệu 1 (bồn cô đặc 1) khoảng 85 ~ 1000C. Điều chỉnh lưu lượng nhập liệu khoảng 8 ~ 12m3/h.

Điều chỉnh áp suất chân không tại bồn cô đặc 4 khoảng – 80 ~ -95 kPa. Khi (Bx bán thành phẩm của công đoạn cô đặc) < (Bx yêu cầu của sản phẩm – 3): mở van hồi lưu.

Khi (Bx bán thành phẩm của công đoạn cô đặc) ≥ (Bx yêu cầu của sản phẩm – 3) thì mở van vào bồn điều chế 1 hoặc bồn điều chế 2, điều chỉnh van hơi nóng vào để giữ Bx đạt yêu cầu của sản phẩm.

- Thao tác cô đặc giai đoạn 2:

Khi mức dịch đường ở bồn thành phẩm 1 hoặc bồn thành phẩm 2 > 5% thì cô đặc giai đoạn 2.

Kiểm tra áp suất nước làm mát khoảng 3,3 ~ 3,5 kg/cm2.

Mở van thêm nước bơm chân không (cô đặc giai đoạn 2) 1 góc 45o. Đóng van phá chân không. Bật bơm chân không.

Khi chân không ở đỉnh nồi cô đặc đạt trên -40kPa. Mở van nhập liệu ở đáy bồn thành phẩm 1 hoặc bồn thành phẩm 2, sau đó bật bơm nước ngưng. Khi mức dịch cô đặc giai đoạn 1 đạt từ 85 ~ 125% thì đóng van nhập liệu.

Khi chân không ở đỉnh nồi cô đặc đạt khoảng -75 ~ -80 kPa. Mở van tay hơi nóng, mở van điều tiết hơi nóng khoảng 30% rồi tăng dần sao cho duy trì áp suất hơi nóng trong khoảng 1,0 ~ 2,0 kg/cm2.

Nhiệt độ dịch và nhiệt độ bốc hơi ≤ 650C, độ chân không > -75 kPa, nhiệt độ nước làm mát ra ≤ 50 0C.

Khi đó Bx dịch đường tăng dần. Khi Bx = Bx yêu cầu thì tiến hành thao tác dừng cô đặc giai đoạn 2.

 Sự cố thường gặp và cách khắc phục:

Sự cố 1: bơm, van tự động không hoạt động. Nguyên nhân do bơm, van bị hỏng hoặc bảng điều khiển gặp sự cố. Cách khắc phục: hoàn lưu cô đặc, dừng cô đặc, kiểm tra bơm, van và bảng điều khiển.

Sự cố 2: nhiệt độ bồn cô đặc 1 tăng nhưng đã khóa van hơi nóng. Nguyên nhân: do van tự động không kín. Cách khắc phục: tiến hành khóa van tay hơi nóng thật chặt.

3.2.18. Lọc 3

 Mục đích: Lọc tạp chất trước khi rót dịch đường vào thùng đóng gói.  Trình tự thao tác:

Tiến hành lắp vải lọc vào đầu rót theo quy cách, trước khi rót dịch đường vào thùng đóng gói. Chú ý mở van rót dịch đường chậm, tránh mở nhanh và mở lớn gây rách vải lọc, góc độ mở van lúc rót dịch khoảng từ 0 – 75o.

 Sự cố thường gặp và cách khắc phục: Sự cố: dịch lọc không đạt yêu cầu.

Cách khắc phục: khóa van rót dịch đường, kiểm tra thay thế vải lọc, lắp vải lọc đúng quy cách. Thùng nào dịch lọc không đạt yêu cầu thì loại ra chờ xử lý tái chế.

3.2.19. Đóng gói

 Mục đích: đóng gói thành phẩm.  Trình tự thao tác:

Mặc trang phục đóng gói: đầu đội nón trùm kín tóc, đeo khẩu trang, mang ủng, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, sau đó hong khô tay.

Bước cả hai chân vào khay nhúng ủng (chứa dung dịch NaOCl 50ppm) Mở hai van đáy bồn thành phẩm 1, bồn thành phẩm 2.

Để thùng đóng gói trên bàn cân, mở van rót sản phẩm vào thùng, cân định lượng. Sau đó đóng nắp và dán nhãn.Kiểm tra nắp có đóng kín đều.

Nhãn có đúng quy cách, kiểm tra số lô.

Sắp xếp thùng thành phẩm lên pallet, vận chuyển vào kho bằng xe nâng.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp quy trình sản xuất đường maltose (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w