Ngoại hình tuổi đời,giọng nói,nghề nghiệp của ông đò(Hs tự tìm và phân tích sơ lược)

Một phần của tài liệu Luyện thi Đại học (Trang 27 - 29)

lược)

-Hoàn cảnh sống của ông lái đò là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để giành lấy sự sống về tay mình. Chỉ nghe được tiếng thác nước ta có thể thấy những dã tâm ác độc của con sông có thể nuốt chửng ông lái đò. Tiếng thác nước lúc như “oán trách”, lúc như “ van xin” lúc như khiêu khích giọng gằn và chế nhạo rồi bỗng vút lên như tiếng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn. Để tiếp khách không vừa này Sông Đà đã bày “thạch trận trên sông” với một trận thế bài bản kiểu binh pháp tôn tử: cửa tử, cửa sinh đánh vu hồi, đánh du kích, đánh mai phục, đánh giáp lá cà. Oâng lái đò nhỏ tóc cứng lại sừng sững hiện lên như viên tướng tài dũng song toàn trước con thủy quái khổng lồ.

-Người xưa từng nói “cười cơn gió mạnh, đạp đầu sóng dữ” là biểu trưng cho lý tưởng anh hùng, thì ông lái đò là người như vậy. Cuộc chiến của ông lái đò diễn ra rất gay go quyết liệt. Vừa vào trận sóng nước đá sông hò la vang dậy, và ùa bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trúc mạnh vào hông thuyền. Nước như túm thắt lưng ông đò… nhưng ông đò cố nén vết thương, hai tay vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo xệch đi…ông đò quả là một chiến sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau thương để chiến thắng kẻ thù. Đến giai đoạn thứ hai con sông tăng thêm nhiều của tử, cửa sinh được bố trí lệch sang một bên hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông, thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Oâng cưỡi lên Sông Đà như cưỡi hổ, một tay lái ra hoa, một sức mạnh phi thường ông lái đò hiện lên như một tướng lĩnh thông minh dũng cảm đa tài.

-Với một pho từ ngữ đầy phong phú đầy giá trị tạo hình đã dựng lên một bối cảnh, một tình huống đầy éo le phức tạp gay cấn trong cuộc đọ sức giữa ông lái đò đa tài với con sông hung dữ trong cách miêu tả ấy thể hiện cái nhìn độc đáo giàu liên tưởng của nhà văn với thiên nhiên và con người dưới nhiều góc xđộ tinh tế và chiều sâu nhân đạo. Cảm thông và kiêu hãnh vì khả năng trí dũng tuyệt vời của người lao động. Tương ứng với công trình mỹ thuật của tạo hóa là hình ảnh người lái đò như một tài hoa. Người nghệ sĩ đó trong hình ảnh lao động của mình trở thành một con người điêu luyện trong hoạt động lên thác xuống ghềnh. Con người đó được khắc họa bằng tài năng và thán phục mà ông gọi là “tay lái ra hoa” .

Tùy bút đã sử dụng tri thức văn hoá khuyên thâm, học vấn cao rộng, vận dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học khác: hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, vũ đạo, điện ảnh bằng kỹ thuật quay phim giàu tính nghệ thuật. Người Lái Đò Sông Đà trở thành một bộ phim võ thuật sống động thực sự. Đặc biệt bài ký chứa đựng những tri thức của cái bộ môn khoa học. Đó là kiến thức, địa lý, lịch sử, văn học… tùy bút giúp ta có trong tay một bộ từ điển phong phú về con sông lịch sử đầy tiềm năng.

KL:Người Lái Đò Sông Đà một lần nữa chứng minh cho phong cảnh nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân. Những hình ảnh, những chi tiết ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm đã chứng tỏ sự tài năng của giác quan nghệ sĩ trong sự linh hoạt phóng túng của nghệ thuật tạo hình và cái vốn văn hoá tổng hợp phong phú của nhà văn. Ơû đây giá trị nổi bật trên hết là chiều sâu nhân đạo của lý tưởng yêu cuộc sống, yêu lao động với tất cả cảm hứng thẩm mỹ của nhà văn cống hiến cho người đời.

RỪNG XAØ NU

Nguyễn Trung Thành

1. Phân tích sức sống của thiên nhiên và con người trong những năm đấu tranh qua truuyện Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.

2. Phân tích hình tượng cây Xà Nu trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành.

3. Phân tích phẩm chất anh hùng của dân làng xô Man trong truyện ngắn “Rừng Xà Nu” của Nguyễn TRung Thành.

4. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cây Xà Nu và con người trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.

Gợi ý

Rừng Xà Nu của Nguyễn TRung Thành là một truyện ngắn hình tượng cây Xà Nu và dân làng Xô Man trong những năm nửa đạn khốc liệt. Nguyễn Trung Thành đã dựng lên một biểu tượng độc đáo về sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người trong cuộc đấu tranh bảo vệ xóm làng đất nước.

Một phần của tài liệu Luyện thi Đại học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w