Nguyễn Tuân
1. Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà.
2. Phân tích những nét phong cách độc đáo, tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người Lái Đò Sông Đà.
3. Phân tích hình tượng thiên nhiên qua tùy bút Người Lái Đò Sông Đà.
GỢI Ý
“Người lái đò sông đà” là một tùy bút xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Tuân sau CM. Lấy con Sông Đà biểu tượng về sức mạnh và niềm tin của dân tộc, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên hình tượng tráng lệ của thiên nhiên và sức sống bất diệt của con người bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa, uyên bác.
-Đây là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc nghe theo tiếng gọi thiên liêng của tổ quốc cũng như giới văn nghệ sĩ đương thời. Nguyễn Tuân đã đi nhiều vùng khác nhau sống với bộ đội, thanh niên xung phong, với đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao là nguồn cảm hứng sáng tác cho người nghệ sĩ. Phong cảnh Tây Bắc hiện lên qua trang viết của tác giả vừa hùng vĩ uy nghiêm, vừa tuyệt vời thơ mộng. Ông ghi lại hình ảnh “núi xa núi gần liên miên như trùng dương thạch trận”. Con Sông Đà qua trang văn “tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong vùng trời Tây Bắc bung nỡ hoa ban hoa gạo”. Người lái đò trên dòng sông dữ dội và thơ mộng ấy là nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác qua ghềnh. (HS có thể phân tích theo hướng so sánh với các tác phẩm viết về Tây Bắc giai đoạn này)
-“Người lái đò Sông Đà” được cấu trúc từ hai nhân vật:con sông đã và người nghệ sĩ lái đò. Hai nhân vật này được miêu tả rất độc đáo dưới cái nhìn vừa tương sinh vừa tương khắc thể hiện một tài năng tạo hình bậc thầy của nhà văn họ Nguyễn.
Hình tượng con Sông Đà được nhân hóa lên như một con người mang trong mình một lúc hai tính cách “hung bạo và trữ tình”.
-Nét hung bạo của dòng sông đó là cảnh đá bờ sông dựng vách thành chẹt lòng sông hẹp lại như cái yết bầu. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy vào mùa hè cũng cảm thấy lạnh. Đó là cảnh thác nước dữ dội, tiếng nước réo gầm, réo to mãi lên nghe như lời oán trách van xin rồi lại như khiêu khích giọng gằn và chế nhạo. Tiếng nước rống lên như ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng sâu. Đá trên sông hòn chìm hòn nổi “cả một chân trời đá”. Nguyễn Tuân đã dùng một biện pháp so sánh rất đắt: “một hoàn đá ấy trông nghiêng thì y như là đang rất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”. Dòng sông hùng bạo ghê người có thể nuốt chửng ngay những con thuyền qua đó. Với con mặt nghệ sĩ, bằng tài năng quan sát tế vi của mình tác giả đã dựng lên hình ảnh con sông như một chàng dũng sĩ hung hăng chuẩn bị giao chiến. Sông Đà hiện nên như loài thủy quái bị bóp cổ đang quằn quại.
Người đọc sẽ hình dung ra những đoạn khúc khuỷu của dòng sông. Có thác lao dòng, có cửa sinh cửa tử, có bàn bố trí thạch trận… dòng nước như được đem sôi trên 100o những luồng nước tinh quái như một cái bẫy. Nguyễn Tuân bảo Sông Đà “có diện mạo và tâm địa như kẻ thù số 1 của con người”. Thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng, mạnh mẽ, sống động, hoang sơ nguy hiểm thách thức của con người.(Lấy dẫn chứng từ SGK để tìm ra nét hung bạo của dòng sông Đà)
-Nét trữ tình của dòng sông được viết dưới góc nhìn độc đáo đầy tính phát hiện của nhà văn trước đối tượng thẩm mỹ của mình. Sông đà mang vẻ đẹo kiều hoa lộng lẫy như người thiếu nữ đương xuân. Là dòng sông thơ mộng, dòng nước đổi màu qua các mùa: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước Sông Đà lừ đừ chín đỏ có lúc lại lóc lên cái nắng tháng ba đường thi “yên hoa tan nguyệt há dương châu…”Đà giang rất đỗi nên thơ và trữ tình: cái dây trừng ngoằn
ngoèo dưới chân người ngồi trên tàu bay nhìn xuống, Sông Đà tuôn dài như một ánh tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo. Sông Đà rất hoang sơ, bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Với ngòi bút lãng mạn rất đỗi tài hoa tác giả dùng những câu văn tuyệt mỹ cho Sông Đà. Hình ảnh một lương ngô nhú lên máy lá ngô non đầu mùa, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hiêu cúi đầu ngốn búp cỏ danh đẫm sương đêm. Ngồi trên thuyền mà tác giả ngỡ như trôi trong những búp ngô non, trong đồi cỏ đang ra nõn búp. Sông Đà hiện lên như một “người tình nhân chưa quen biết” và vẫn chứa chan yêu thương “bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”. Cách miêu tả ấy làm cho con Sông Đà vào thời điểm năm 1960 vốn hoang sơ trở thành một kỳ công nghệ thuật mà tác giả gửi gắm đến cho bạn đọc một niềm tin khai thác tương lai .
-Bằng nhiều góc độ nhiều, nhiều điểm nhìn khác nhau Nguyễn Tuân đã khám phá ra gần như trọn vẹn tất cả những nét hùng vĩ vừa hung bạo vừa chữ tình của phong cảnh Sông Đà. Mặt sông,ghềnh thác trên sông, bờ bãi, cỏ cây,muông thú, ven sông…được ông huy động một lượng vốn từ cực kỳ phong phú phối hợp cả ngòi bút tả trực tiếp theo ấn tượng và cả những liên tưởng so sánh,ẩn dụ, nhân hóa sáng tạo bất ngờ. Sông Đà tở lên hấp dẫn dưới bất kỳ ai dù chưa một lần đến. Phải là người có tình yêu mãnh liệt non sông,tổ quốc, một người tài hoa nỗi lạc mới viết lên được những trang tùy bút tuyệt vời như vậy.
-Nhân vật trung tâm của tác phẩm hiện lên đối mặt với con Sông Đà vừa hung bạo vừa chữ tình đó là người lái đò. Con người này có một mối quan hệ vừa tương sinh, vừa tương khắc với đối thủ của mình. Tương sinh vì nghề nghiệp của người lái đò ở đây gắn với dòng nước, tương khắc vì phả làm việc căng thẳng chống lại sức mạnh tự nhiên. Chính con Sông Đà là một đòn bẩy tôn vinh giá trị lao động của con người.