Các phần tử dàn, chỉ chịu kéo và chỉ chịu nén

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TS NGUYỄN VIẾT TRUNG (Trang 29)

Những phần tử này nói chung được sử dụng để mô hình hóa các cấu kiện mà chỉ có các lực dọc tồn tại như các thanh dàn không gian, các cấu kiện cáp và thanh chéo cũng như việc mô hình hóa tiếp xúc các mặt.

Ví dụ, các phần tử dàn chịu các lực kéo nén dọc trục có thể được sử dụng để mô hình một kết cấu dàn. Các phần tử chỉ chịu kéo thích hợp cho việc mô hình hóa cáp mà hiệu ứng đường tên có thể được bỏ qua và mô hình hóa các thanh chéo mà ở đó không có khả năng chuyển đổi các lực nén do độ mảnh lớn, như các thanh chắn gió. Các phần tử chỉ chịu nén có thể được sử dụng để mô hình các mặt tiếp xúc giữa các cấu kiện kết cấu lân cận và để mô hình các điều kiện gối nền được xem xét mà thực tế các lực kéo không bị hạn chế. Các tải trọng căng trước có thể được sử dụng khi các câu kiện bị ứng suất trước.

Bởi vì những phần tử này không chứa đựng các bậc tự do xoay tại các nút, Các sai số kỳ dị có thể xảy ra trong quá trình phân tích tại các nút mà chúng được nối và các phần tử cùng kiểu hoặc tới các phần tử không có bậc tự do xoay. Trong các phần mềm ứng dụng, việc ngăn ngừa các sai số kỳ dị đó được thực hiện bằng cách ràng buộc các góc xoay tại các nút phù hợp.

Nếu chúng được nối với các phần tử dầm có bậc tự do xoay, quá trình ràng buộc là không cần thiết.

Như thể hiện trong hình 1.39, bạn nên rèn luyện sự thận trọng không để xảy ra sự mất ổn định kết cấu khi chỉ có các phần tử dàn được nối. Kết cấu được thể hiện trong hình 1.39 (a) thiếu độ cứng xoay trong khi chịu tải trọng ngoại trên mặt phẳng của

nó, gây ra điều kiện mất ổn định. Hình 1.39 (b) và (c) minh họa các kết cấu mất ổn

F

định trong hướng tải trọng (mặt phẳng XZ), thậm chí các kết cấu mất ổn định trong cả mặt phẳng YZ.

Bạn nên dùng các phần tử chỉ chịu kéo và chỉ chịu nén một cách thận trọng. Độ cứng phần tử có thể bị lờ đi trong phân tích phụ thuộc vào độ lớn của tải trọng, ví dụ khi tải trọng nén tác dung lên cá phần tử chỉ chịu kéo.

Hình 1.39: Một số ví dụ điển hình của kết cấu không ổn định được tạo thành từ các phần tử dàn (và phần tử chỉ chịu kéo hoặc nén)

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TS NGUYỄN VIẾT TRUNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w