Phần tử ứng suất phẳng

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TS NGUYỄN VIẾT TRUNG (Trang 34)

Phần tử này có thể được sử dụng để mô hình hóa kết cấu màng chịu lực kéo hoặc nén chỉ trong mặt phẳng. Các tải trọng áp lực có thể được áp dụng vuông vóng với các cạnh của phần tử ứng suất phẳng. Phần tử ứng suất phẳng có thể có hình dạng tứ giác hoặc tam giác. Phần tử chỉ có độ cứng kéo, nén và cắt trong mặt phẳng. Các phần tử tứ giác (4 điểm nút), nói chung cho kết quả chính xác về cả chuyển vị lẫn ứng suất. Ngược lại, các phần tử tam giác cho kết quả kém hơn về ứng suất, mặc dù chúng tạo ra các chuyển vị chính xác tương đối. Do đó, bạn được khuyến khích tránh sử dụng các phần tử tam giác tại các vùng mà kết quả phân tích chi tiết cần đòi hỏi, và chúng được khuyến khích chỉ cho việc chuyển tiếp các phần tử.

Các sai số kỳ dị xảy ra trong quá trình phân tích, ở những nơi mà phần tử ứng suất phẳng được nối với các phần tử khác mà không có bậc tự do xoay vì phần tử ứng suất phẳng không có độ cứng xoay. Sự ràng buộc các bậc tự do xoay tại các nút tương ứng ngăn cản các sai số kỳ dị.

Khi một phần tử ứng suất phẳng được nối với các phần tử có độ cứng xoay như các phần tử dầm và tấm, sự nối tiếp giữa các phần tử cần được duy trì bằng cách sử dụng lựa chọn liên kết cứng (nút chính và nút phụ) hoặc lựa chọn phần tử dầm cứng.

Các tỉ lệ hình học thích hợp đối với các phần tử có thể phụ thuộc vào kiểu phần tử, các thông số hình học của các phần tử và hình dạng của kết cấu. Tuy nhiên, tỉ số hình dạng gần với đơn vị (1:1) và bốn góc gần với 900 là tốt nhất. Nếu việc sử dụng các kích thước phần tử chữ nhật không thể thu được trong kết cấu, các phần tử nên có hình vuông tại ít nhất các vùng mà sự tập trung ứng suất xảy ra và những nơi mà các kết quả chi tiết được đòi hỏi.

Loại phần tử này có thể được dùng để mô hình một kết cấu dài, có mặt cắt ngang đều dọc theo chiều dài của của nó, như đập và hầm chẳng hạn. Phần tử không thể được dụng ở những chỗ nối với bất kỳ kiểu phần tử khác.

Các tải trọng áp lực có thể được tác dụng vuông góc với các cạnh chính của phần tử biến dạng phẳng.

Vì phần tử này được xây dựng trên cơ sở của các thông số biến dạng phẳng của nó, nên nó chỉ thích hợp với các phân tích tĩnh tuyến tính. Không có biến dạng được giả thiết theo hướng chiều dầy, thành phần ứng suất theo hướng chiều dầy có thể thu được thông qua hiệu ứng Poát-xông.

Phần tử biến dạng phẳng có thể có hình dạng tứ giác hoặc tam giác. Phần tử chỉ có độ cứng kéo nén và cắt trong mặt phẳng tấm, và nó có độ cứng kéo và nén theo phương chiều dầy.

Tương tự phần tử ứng suất phẳng, các phần tử tứ giác được khuyến khích hơn so với các phần tử tam giác, các tỉ số hình dạng gần với đơn vị được khuyến khích để mô hình hóa các phần tử biến dạng phẳng.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH HÓA VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU CẦU TS NGUYỄN VIẾT TRUNG (Trang 34)