* Cột kỳ này: Kỳ lập báo cáo
- Mã số 01: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Căn cứ vào luỹ kế phát sinh có tài khoản 511, TK 512 của các tháng trong kỳ báo cáo tổng hợp lại để ghi
- Mã số 02: Các khoản giảm trừ - Chiết khấu thương mại
- Căn cứ vào phát sinh bên Có TK 521 của các tháng trong kỳ báo cáo - Giảm giá bán hàng
- Căn cứ vào phát sinh bên Có TK 532 của các thang trong kỳ báo cáo - Hàng bán bị trả lại
- Căn cứ vào phát sinh bên Có TK 531 của các thang trong kỳ báo cáo
- Thuế TTĐB. thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
- Căn cứ vào phát sinh bên Có TK 3332,TK 3333 (chi tiết phần xuất khẩu) TK 3331 đối ứng phát sinh nợ TK 511, 512 trong kỳ báo cáo
- Mã 10: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Mã 10 = Mã 01- Mã 02
- Mã 11: Giá vốn bán hàng
- Căn cứ vào phát sinh bên có TK 632 đối ứng phát sinh nợ TK 911, của kỳ báo cáo
- Mã 20: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã 20 = Mã 10 - Mã 11
- Căn cứ vào phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng phát sinh Có TK 911, của kỳ báo cáo
- Mã 22: Chi phí tài chính
- Căn cứ vào phát sinh bên Có TK 635 đối ứng phát sinh Nợ TK 911, của kỳ báo cáo
- Trong đó:
- Mã 23: Lãi vay phải trả
- Căn cứ vào sổ chi tiết TK 635 trong kỳ báo cáo - Mã 24: Chi phí bán hàng
- Căn cứ vào phát sinh bán hàng Có TK 641,TK 1422(Chi tiết bán hàng) đối ứng với phát sinh Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo
- Mã 25: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Căn cứ vào phát sinh bán hàng có TK 642 và phát sinh Có TK 1422 (Chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp) đối ứng với phát sinh nợ TK 911 trong kỳ báo cáo
- Mã 30 = Mã 20 + Mã 21 – (Mã 22 +Mã 24 + Mã 25) - Mã 31: Thu nhập khác
- Căn cứ vào phát sinh Nợ TK 711 đối ứng với phát sinh Có TK 911 trong kỳ báo cáo
- Mã 32: Chi phí khác
- Căn cứ vào phát sinh Có TK 811 đối ứng với phát sinh Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo
- Mã 40: Lợi nhuận khác - Mã 40 = Mã 31 – Mã 32
- Mã 50 = Mã 30 + Mã 40
- Mã 51: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: căn cứ vào phát sinh bên Có của TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911, nếu ngược lại thì ghi số âm (...)
- Mã 52: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: căn cứ vào phát sinh bên Có của TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911, nếu ngược lại thì ghi số âm (...)
- Mã 60: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã 60 = Mã 50 - Mã 51 - Mã 52
- Mã số 70: Lãi cơ bản trên cổ phiếu: Xem chuẩn mực 30 " Lãi trên cổ phiếu"
* Cột năm trước (Cột 5)
Căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “năm nay của báo cáo kỳ trước để chuyển số liệu ghi tương ứng theo từng chỉ tiêu
* Cột luỹ kế từ đầu năm (Cột 5)
Căn cứ vào số liệu ghi ở cột “luỹ kế từ đầu năm” của báo cáo quý ngay trước đó và cột “kỳ này “của báo cáo kỳ này để tổng hợp số liệu ghi tương ứng theo từng chỉ tiêu c
Nếu báo cáo kết quả HĐKD của quý I thì cột “kỳ này” = cột “luỹ kế từ đầu năm”
Chương 6
SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
6.1. Sổ kế toán
6.1.1. Nội dung và nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán
* Khái niệm: Sổ kế toán là những tờ sổ được xây dựng theo mẫu nhất định, có liên hệ chặt chẽ với nhau được sử dụng để ghi chép, hệ thống hoá thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính trên cơ sở số liệu của các chứng từ kế toán theo đúng phương pháp kế toán nhằm cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
* Nguyên tắc xây dựng mẫu sổ kế toán:
- Kết cấu khoa học, hợp lý, đảm bảo các yếu tố cơ bản cần thiết đủ cho việc xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý
- Đảm bảo thuận tiện trong việc ghi chép hệ thống hoá số liệu, tổng hợp tài liệu
- Thuận tiện cho việc nhận biết thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở đơn vị
6.1.2. Các loại sổ kế toán (phân loại)
* Phân loại sổ kế toán theo cách ghi chép trên sổ kế toán: 3 loại - Sổ ghi theo thứ tự thời gian:
+ Khái niệm: Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian phát sinh của các nghiệp vụ đó như: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (trong hình thức chứng từ ghi sổ), sổ nhật ký chung (trong hình thức nhật ký chung),...
+ Tác dụng: Giúp việc nhận biết, kiểm tra các hoạt động kinh tế xảy ra ở đơn vị theo trình tự thời gian được thuận tiện và dễ dàng
+ Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính, theo từng đối tượng kế toán cụ thể: sổ cái tài khoản, sổ chi tiết....
+ Tác dụng: Giúp nhận biết, kiểm tra các hoạt động kinh tế xảy ra theo từng đối tượng, từng chỉ tiêu kinh tế.
- Sổ ghi liên hợp:
+ Khái niệm: Là loại sổ kế toán sử dụng để ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian kết hợp với ghi theo hệ thống trên cùng trang sổ: sổ nhật ký sổ cái (trong hình thức NKSC)
+ Tác dụng: Giúp nhận biết, kiểm tra tất cả các hoạt động kinh tế theo thời gian và theo từng chỉ tiêu kinh tế cùng một lúc.
* Phân loại theo nội dung ghi chép: 3 - Sổ kế toán tổng hợp:
+ Khái niệm: Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát (Tài khoản cấp 1): Sổ cái Tài khoản, sổ Nhật ký sổ cái, Nhật ký chung, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ...
+ Tác dụng: Cung cấp các chỉ tiêu tổng quát - Sổ kế toán chi tiết:
+ Là loại sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế một cách chi tiết theo các chỉ tiêu khác nhau tuỳ theo yêu cầu quản lý như các sổ chi tiết
+ Tác dụng: Cung cấp các tài liệu các chỉ tiêu một cách chi tiết phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh
- Sổ kết hợp giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết:
+ Khái niệm: Là loại sổ kế toán dùng để ghi kết hợp theo tài khoản tổng hợp và theo các tài khoản chi tiết: một số sổ cái tài khoản (kiểu nhiều cột), một số sổ
* Phân loại theo cấu trúc mẫu sổ
- Sổ kiểu 2 bên: Là loại sổ kế toán mà mỗi trang sổ đều chia làm 2 bên cân đối để mở riêng cho bên Nợ, bên Có của tài khoản; như sổ cái kiểu 2 bên
Tài khoản: XXX Bên Nợ Bên Có Chứng từ Diễn giải Số tiền Chứng từ Diễn giải Số tiền
Số hiệu Ngày Số hiệu Ngày
Cộng
nợ Cộng có
- Sổ kiểu 1 bên: Là loại sổ mà trên trang sổ cột số tiền ghi Nợ và ghi Có của TK đều được bố trí ở 1 bên của trang sổ như: sổ cái kiểu một bên
Tài khoản: XXX Chứng từ
Diễn giải Tài khoản đối ứng
Số tiền
Số hiệu Ngày Nợ Có
Cộng số phát sinh Số dư cuối kỳ
- Sổ kiểu nhiều cột: Là loại sổ dùng ghi kết hợp kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết bằng cách mở thêm nhiều cột ở cột số tiền bên Nợ hoặc bên Có của Tk: một số sổ cái của TK chi phí...
Tài khoản: XXX Chứng từ
Diễn giải
Nội dung ghi Nợ
Ghi có Số hiệu Ngày Khoản mục 1 Khoản mục 2 …. Khoản mục n Tổng cộng
- Sổ kiểu bàn cờ: Là loại sổ được thiết kế theo nguyên tắc kiểu bàn cờ: một số NKCT
Tài khoản ghi Có
Tài khoản ghi Nợ
TK… TK… …… TK … Cộng
Nợ
TK... TK...
...
TK...
Cộng Có
* Phân loại theo hình thức tổ chức sổ:
- Sổ đóng thành quyển: Là loại sổ mà các tờ sổ được đóng thành quyển sổ, có đánh số trang và dấu giáp lai giữa các trang sổ
- Sổ tờ rời: Là loại sổ mà các tờ sổ được để riêng biệt
6.1.3. Quy tắc ghi sổ kế toán
Quy tắc ghi sổ kế toán bao gồm các nội dung sau: * Mở sổ kế toán:
- Đầu niên độ kế toán các đơn vị tiến hành mở sổ kế toán theo danh mục sổ kế toán đã đăng ký với cơ quan quản lý
- Căn cứ vào số dư cuối kỳ của tài khoản trên các sổ kế toán của niên độ trước (năm trước) để ghi số dư đầu kỳ của tài khoản tương ứng trên các sổ kế toán mới mở.
* Ghi sổ kế toán:
- Việc ghi sổ kế toán phải tiến hành trên cơ sở các chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp tránh ghi trùng hoặc bỏ sót.
- Dùng mực tốt, không phai, không ghi xen kẽ hoặc chồng chéo lên nhau; không tẩy xoá.
* Chữa sổ kế toán: Khi phát hiện ghi sổ sai thì phải chữa ngay và chữa đúng theo phương pháp chữa sổ và đúng nguyên tắc chữa sổ là không được làm mất số đã ghi sai
* Khoá sổ: Cuối kỳ hạch toán thì phải tiến hành khoá sổ. Công việc khoá sổ bao gồm thực hiện các bút toán kết chuyển số liệu giữa các sổ có liên quan; cộng số phát sinh; tính số dư cuối kỳ.
6.1.4. Các phương pháp chữa sổ kế toán
Trong quá trình ghi sổ, nếu phát hiện có sai lầm thì phải tiến hành sửa sai để đảm bảo yêu cầu chính xác. Tuỳ theo tính chất và thời gian phát hiện sai lầm, kế toán có thể ứng dụng một trong ba phương pháp sửa sai sau:
* Phương pháp cải chính (phương pháp gạch xoá hay đính chính): - Điều kiện áp dụng:
+ Sai lầm trong diễn giải không liên quan đến quan hệ đối ứng tài khoản + Sai lầm phát hiện ra sớm nên không ảnh hưởng đến số tổng cộng - Phương pháp sửa sai: Dùng mực đỏ gạch ngang chỗ ghi sai để có thể còn trông thấy được nội dung của những chỗ ghi sai bị xoá đi. Trên chỗ ghi bị xoá bỏ, ghi những con số hoặc những chữ đúng bằng mực thường. Nếu sai chỉ một chữ số thì cũng phải gạch toàn bộ con số sai và viết lại con số đúng. Cần phải chứng thực chỗ đính chính bằng chữ ký của kế toán trưởng và người chữa sổ.
* Phương pháp ghi bổ sung: - Điều kiện áp dụng:
+ Ghi đúng về quan hệ đối ứng tài khoản nhưng sai về số tiền, với số tiền đã ghi sổ ít hơn số tiền thực tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế tài chính
- Phương pháp sửa sai: Dùng mực thường ghi thêm một bút toán về đối ứng tài khoản giống như bút toán đã ghi với số tiền bằng chênh lệch giữa số tiền đúng với số tiền sai đã ghi.
* Phương pháp ghi số âm (phương pháp ghi đỏ): - Điều kiện áp dụng:
+ Định khoản đúng về đối ứng tài khoản nhưng số tiền đã ghi sai lớn hơn số ghi đúng trên chứng từ và thời gian phát hiện lại chậm trễ.
+ Định khoản đúng nhưng ghi trùng 2 lần một nghiệp vụ kinh tế + Ghi sai quan hệ đối ứng tài khoản và các trường hợp khác - Phương pháp sửa sai:
+ Đối với 2 trường hợp đầu tiên phương pháp sửa sai là ghi một bút toán về đối ứng tài khoản giống như bút toán đã ghi với số tiền bằng chênh lệch giữa số sai với số đúng nhưng số tiền ghi bằng số âm
+ Đối với trường hợp thứ 3 thì phương pháp sửa sai là: ghi lại một bút toán giống như bút toán đã ghi sai nhưng số tiền ghi bằng số âm để huỷ bỏ bút toán đã ghi sai. Sau đó ghi lại bút toán đúng và cộng lại.
Chú ý:
- Khi sửa sai bằng phương pháp bổ sung hay phương pháp ghi số âm đều phải có chứng từ đính chính dẫn chứng số liệu và ngày tháng của chứng từ đã ghi số sai, cần phải điều chỉnh và phải được kế toán duyệt.
- Trong kế toán số âm có thể được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau: phổ biến là viết bằng mực thường trong ngoặc đơn hoặc ghi bằng mực đỏ. Ngoài ra, người ta có thể ghi bằng mực thường rồi đóng khung.
6.2. Hình thức kế toán
Công tác kế toán ở các đơn vị bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng hệ thống báo cáo kế toán định kỳ thông qua quá trình ghi chép, theo dõi
tính toán và xử lý số liệu trong hệ thống sổ kế toán cần thiết. Việc quy định phải mở những loại sổ kế toán nào để phản ánh các đối tượng của kế toán, kết cấu của từng loại sổ, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên hệ giữa các loại sổ nhằm đảm bảo vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế toán được gọi là hình thức kế toán.
6.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái
* Đặc trưng:
- Toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh vừa theo trình tự thời gian vừa theo hệ thống vào một quyển sổ tổng hợp duy nhất là Nhật ký – Sổ cái
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào Nhật ký – Sổ cái theo hệ thống của từng đối tượng do đó cuối kỳ không cần phải lập sổ cái các tài khoản.
- Do kết cấu của sổ Nhật ký – Sổ cái, cuối kỳ kế toán không cần lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản
* Các loại sổ sách sử dụng :
- Nhật ký – Sổ cái: Là một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất, vừa dùng làm sổ nhật ký ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian, vừa dùng làm sổ Cái để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo các tài khoản kế toán. Sổ Nhật ký – Sổ cái gồm nhiều trang, mỗi trang chia làm hai phần: một phần dùng làm sổ nhật ký và một phần dùng làm sổ Cái. Phần dùng làm sổ nhật ký gồm các cột ngày tháng số liệu của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ trích yếu nội dung nghiệp vụ ghi sổ và số tiền. Phần dùng làm sổ Cái được chia ra nhiều cột, mỗi tài khoản sử dụng hai cột – một cột ghi Nợ và một cột ghi Có. Số lượng cột trên sổ nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng các tài khoản phải sử dụng.
- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết trong hình thức Nhật ký – Sổ cái bao gồm: + Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết TSCĐ, khấu hao TSCĐ và nguồn vốn kinh doanh
+ Thẻ hoặc sổ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
+ Sổ kế toán chi tiết các loại vốn bằng tiền (quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân