8. Kết cấu luận văn
3.2 Quan điểm về sống chung/riêng sau hôn nhân
Theo quan điểm truyền thống, cha mẹ già ngày xưa thường sống chung với con cái đã trưởng thành, đã lập gia đình và hình thành mô hình sống chung 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cháu. Ngày nay, mô hình này đã dần thay đổi (Nguyễn Hữu Minh, 2009). Việc sống chung hay sống riêng có thể ảnh hưởng đến điều kiện thực hiện quan hệ dân chủ trong gia đình giữa cha mẹ và con cái. Sống riêng, tự lập về kinh tế là cơ sở quan trọng để các cá nhân có tiếng nói độc lập hơn trong các quyết định của mình. Phân tích quan điểm về việc sống chung/riêng sau khi con cái đã kết hôn từ phía cha mẹ và VTN ngoài mục đích để thấy được bản thân họ suy nghĩ như thế nào về vấn đề này, còn để thấy được xu hướng về mối quan hệ dân chủ giữa các thế hệ trong tương lai.
Biểu 9: Ý kiến của cha mẹ và VTN về quan điểm sống chung/riêng sau khi con cái kết hôn (%)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, quan điểm về mô hình sống giữa các thế hệ sau khi con cái kết hôn có sự khác biệt giữa các bậc cha mẹ và VTN. Cụ thể: tỉ lệ VTN muốn sống riêng sau khi kết hôn cao hơn so với các bậc cha mẹ 12,3 điểm phần trăm. Tuy nhiên, với trên 50% các bậc cha mẹ cho rằng nên sống riêng với con cái sau khi chúng kết hôn cũng thể hiện được sự thay đổi đáng kể trong quan điểm về mô hình sống chung giữa các thế hệ: xu hướng sống theo kiểu gia đình nhiều thế hệ không còn chiếm tỉ lệ đa số như trước nữa.
So sánh giữa khu vực nông thôn và thành thị, kết quả phân tích cho thấy, cả bậc cha mẹ và VTN ở thành thị đều cho rằng nên sống riêng sau khi con cái kết hôn cao hơn so với các bậc cha mẹ và VTN ở nông thôn: tỉ lệ các bậc cha mẹ ở thành thị đồng ý với quan điểm sống riêng cao hơn 8,6 điểm phần trăm so với bậc cha mẹ ở nông thôn, và VTN ở thành thị cao hơn 6,8 điểm phần trăm so với VTN ở nông thôn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với hệ số p=0,001 (xem bảng 15).
Bảng 15: Quan điểm của cha mẹ và VTN về việc sống chung/riêng sau khi con cái kết hôn theo khu vực (%)
Cha mẹ (*) VTN (**)
Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn
Sống chung 40,8 49,8 29,6 37,2 Sống riêng 57,1 48,5 67,9 61,2 Khó trả lời 2,1 1,7 3,5 1,6 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
(*) p=0,001; (**) p=0,001
Có những lý do khác nhau khi người trả lời đưa ra quan điểm như trên. Một cán bộ được phỏng vấn cho biết:
“Thực trạng gia đình ở nông thôn thì hầu hết có hai xu hướng. Thành lập gia đình rồi kinh tế ổn thì các cặp vợ chồng trẻ muốn sống riêng ra nhưng một số thì họ muốn bố mẹ ông bà chăm sóc giáo dục con cháu cho mình sau này…”
(PVS Cán bộ chủ chốt Đắc Lắc)
So sánh giữa các bậc cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau cũng cho kết quả tương tự về quan điểm sống chung/riêng: tỉ lệ cha mẹ muốn sống riêng sau khi con cái họ kết hôn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn. Đặc biệt, các bậc cha mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên có quan điểm nên sống riêng cao gấp gần 1,7 lần so với các bậc cha mẹ có trình độ học vấn mù chữ, không biết đọc, biết viết…(xem biểu 10).
Biểu 10: Quan điểm sống chung/riêng của cha mẹ theo trình độ học vấn (%)
Kết quả này có thể được lý giải là những bậc cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng mong muốn giảm bớt sự phức tạp của các mối quan hệ trong gia đình khi sống chung hay mong tạo ra cho con cái họ cơ hội để độc lập trong cuộc sống.
So sánh quan điểm của các bậc cha mẹ và VTN theo mức sống hộ gia đình cho thấy tỉ lệ của các bậc cha mẹ và VTN đồng ý với quan điểm sống riêng tăng lên khi mức sống của hộ gia đình tăng. (xem bảng 16)
Bảng 16: Quan điểm sống chung/riêng của cha mẹ và VTN phân theo mức sống hộ gia đình (%)
Cha mẹ (*) VTN (**)
Khá giả
trở lên Trung bình rất nghèo Nghèo & Khá giả trở lên Trung bình rất nghèo Nghèo &
Sống chung 46,8 47,2 51,5 34,0 34,2 41,1 Sống riêng 52,0 51,1 46,6 64,4 64,1 55,7 Khó trả lời 1,2 1,7 1,9 1,6 1,7 3,2 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
(*) p=0,539; (**) p=0,024
Xét theo giới tính của cha mẹ và VTN, ta không thấy có sự khác biệt nhiều giữa cha và mẹ trong mong muốn sống riêng với con cái khi họ còn khỏe mạnh. Nhưng với VTN, tỉ lệ này ở nữ cao hơn 6,9 điểm phần trăm so với nam VTN. (xem biểu 11)
Biểu 11: Quan điểm sống chung/riêng theo giới tính cha mẹ và VTN (%)
Điều này gợi ra rằng nam VTN có xu hướng bảo lưu quan điểm truyền thống, muốn sống chung với cha mẹ sau khi kết hôn trong khi nữ VTN có tư tưởng muốn sống riêng nhiều hơn. Đối với nữ thanh niên, việc sống riêng sau khi kết hôn có thể là một điều kiện thuận lợi để xúc tiến cuộc hôn nhân hơn.
“Xét bình thường thì đối với nữ chọn chồng thì thứ nhất là nghề nghiệp, thứ hai nữa là có điều kiện ví dụ như là ra riêng thôi…Thanh niên bây giờ nhất là nữ không muốn gò bó chuyện làm dâu làm con…không phải nói không làm dâu là không có trách nhiệm nhưng mà mình muốn tự do thoải mái”
(PVS nữ, 38 tuổi, TP Hồ chí Minh)
Phân tích thông tin thu được từ câu hỏi sâu hơn về lý do tại sao nên sống chung, tại sao nên sống riêng, số liệu thu được cho thấy ý kiến của các bậc cha mẹ và VTN như sau:
Bảng 17: Lý do nên sống chung theo quan điểm của cha mẹ và VTN (%)
Lý do nên sống chung Cha mẹ VTN
1. Theo truyền thống và đạo lý gia đình VN 13,8 7,5 2. Để con cái giúp đỡ cha mẹ 24,2 43,5 3. Để cha mẹ giúp đỡ con cái 10,9 9,4 4. Để cha mẹ và con cái giúp đỡ lẫn nhau 47,8 37,4
5. Khác 2,9 2,2
6. Không trả lời 0,4 0,0
Như vậy, lý do sống chung là “để cha mẹ và con cái giúp đỡ lẫn nhau” chiếm tỉ lệ cao nhất: 47,8%; lý do thứ 2 là “để con cái giúp đỡ cha mẹ” với 24,2%, và sự lựa chọn thứ 3 mới là lý do “theo truyền thống và đạo lý gia đình Việt Nam”. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay khi các gia đình trẻ đang trong thời kì mới kết hôn, họ còn nhiều khó khăn về kinh tế, chỗ ở và bắt đầu sinh con, việc sống chung với cha mẹ là mô hình lý tưởng để họ có được chỗ dựa ban đầu để ổn định cuộc sống gia đình, tích lũy và nhờ cậy cha mẹ trong khi con cái con nhỏ như việc trông cháu, dạy dỗ con cháu.
Thực tế cuộc sống cho thấy, mô hình gia đình ba thế hệ sống chung với cha mẹ trung niên khi có con nhỏ là lý tưởng trong việc nuôi dạy con trẻ, đặc biệt khi trong gia đình có người phụ nữ trưởng thành, có kinh nghiệm trong việc trông nom và dạy dỗ con trẻ. Với cách sắp xếp chỗ ở sau hôn nhân như vậy, cha mẹ và con cái có thể giúp đỡ lẫn nhau. Đặt trong bối cảnh tình huống sống chung ở đây là cha mẹ còn khỏe mạnh và độc lập về kinh tế, câu hỏi đã không đề cập đến mô hình gần như buộc phải sống chung thường xảy ra ở các gia đình như: sức khỏe cha mẹ yếu, không có lương hưu hoặc lương hưu thấp, phụ thuộc hoàn toàn vào con cái cả về mặt thể chất lẫn vật chất. Ở đây, cả cha mẹ và con cái đều có tính độc lập tương đối khi con có gia đình riêng, cha mẹ vẫn có thể tự lo cho bản thân, mối quan hệ lúc này là sự nương tựa qua lại lẫn nhau: cha mẹ có thể giúp đỡ con cái trong việc trông nom nhà cửa, trẻ nhỏ… Ngay cả đối với những gia đình con cái vững về kinh tế, có người giúp việc thì sự hiện diện của người già trong gia đình, biết quán xuyến công việc, dạy dỗ con trẻ vẫn là cần thiết, tránh những ảnh hưởng không tốt của người giúp việc đến hiệu quả giáo dục con trẻ.
“Thì em nghĩ là khoảng 60-70% là thích sống riêng. Bây giờ phần nào ảnh hưởng của đời sống kinh tế, nên con cái thích tự do... Nhưng mà em nghĩ nếu gọi là gia đình, nếu có ông bà san sẻ thì thấy đầm ấm hơn ví dụ gia đình mình có thêm thành viên mới thì có ông bà gia đình sẽ quan tâm giúp đỡ cũng thuận lợi.”
Đối với những bậc cha mẹ có quan điểm nên sống riêng sau khi con cái đã lập gia đình, lý do họ đưa ra là “để con cái và cha mẹ được thoải mái” chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,8%, tiếp đến là phương án “để con cái và cha mẹ được thoải mái” và để “cha mẹ và con cái độc lập về kinh tế” chiếm vị trí thứ 2 với 34,4%.
Điều này được các bậc cha mẹ lý giải như sau:
“Cái đó phụ thuộc vào kinh tế là chủ yếu, kinh tế mà đủ khả năng ra riêng thì ra riêng còn không được thì phụ thuộc vào gia đình di dời, cái số mà mới cưới, mới có công việc làm ổn định nhưng chưa đủ vốn hoặc khả năng ra riêng thì phụ thuộc vào gia đình một thời gian…”
(TLN cán bộ, TP Hồ Chí Minh)
Tuy nhiên, khi so sánh giữa quan điểm của cha mẹ và VTN về lý do tại sao nên sống riêng ta thấy có sự khác biệt ở chỗ: theo VTN, lý do nên sống riêng là “để con cái và cha mẹ được tự do, thoải mái” chiếm tỉ lệ cao nhất với 42,8%, cao hơn 12,1 điểm phần trăm so với tỉ lệ ý kiến này ở cha mẹ. Trong khi đó, theo ý kiến của các bậc cha mẹ lý do chính mà con cái họ nên sống riêng là để “con cái và cha mẹ độc lập về kinh tế” chiếm tỉ lệ cao nhất với 33,1%, cao hơn 10,7 điểm phần trăm so với tỉ lệ ý kiến này ở VTN. (xem biểu 12)
Như vậy, theo cách nghĩ của cha mẹ, sống riêng là cách để rèn luyện cho con cái họ có thể độc lập hơn về kinh tế, giảm đi sự phụ thuộc vốn có vào cha mẹ từ khi chúng chưa lập gia đình. Trong khi đó, VTN khi lập gia đình muốn ở riêng là vì lý do muốn cha mẹ và con cái được thoải mái hơn, tránh được những va chạm, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả qua những trao đổi, thảo luận nhóm, phỏng vấn trong nghiên cứu của tác giả Lê Thi về hôn nhân, gia đình giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam (2009) cũng chỉ ra mong muốn như vậy từ thế hệ trẻ: hầu hết chỉ muốn ở gần nhà cha mẹ để có thể thăm nom dễ dàng, vẫn có trách nhiệm với cha mẹ nhưng lại tránh được những xung đột, mâu thuẫn. Nhưng dù theo mô hình sống như thế nào, ở riêng, ở chung, hay ở gần với cha mẹ khi con cái đã có gia đình, truyền thống tốt đẹp “trẻ cậy cha, già cậy con” của Việt Nam vẫn cần được duy trì để đảm bảo sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình Việt Nam và để làm được điều đó, VTN, con cái cần phải hiểu rằng chăm sóc bố mẹ luôn là trách nhiệm, là sự tự nguyện của con cái. Do vậy, sự nỗ lực này phải cần có cả từ hai phía, cha mẹ và con cái mà trước hết là từ sự giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng tới ý thức, nhận thức của con cái.
KẾT LUẬN
Quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình đã được phân tích dựa trên việc so sánh quan điểm của họ trên hai khía cạnh chính nhằm làm rõ chiều cạnh dân chủ, bình đẳng trong mối quan hệ này. Thứ nhất là: giá trị của VTN với cha mẹ thể hiện ở quan điểm của cả hai về việc cha mẹ hi sinh tất cả cho con cái và sự vâng lời của con cái đối với người lớn tuổi trong gia đình; sự ưu tiên của cha mẹ với VTN là trai-gái trong gia đình trong các lĩnh vực như: phân công công việc trong gia đình, ưu tiên dành tình cảm ưu tiên đầu tư cho học hành; và lo lắng của các bậc cha mẹ với con. Thứ hai là: quan điểm của cha mẹ và VTN về hôn nhân bao gồm: quyền quyết định trong hôn nhân và việc sống chung hay sống riêng.
Nhìn chung, kết quả phân tích đối với những câu hỏi dành cho cả cha mẹ và VTN trên cùng một lĩnh vực như sự hi sinh của cha mẹ với con cái, sự vâng lời của con cái đối với người lớn tuổi trong gia đình hay người quyết định hôn nhân và việc sống chung hay sống riêng đều thể hiện rằng, quan hệ giữa cha mẹ và VTN hiện nay ở một khía cạnh nào đó vẫn giữ lại những nét truyền thống rất phương Đông trong suy nghĩ. Ví dụ như đối với vấn đề hi sinh của cha mẹ với con cái hay con cái nên nghe theo lời chỉ bảo của người lớn tuổi hay con cái kết hôn cần có sự đồng ý của cha mẹ đều nhận được tỉ lệ đồng ý khá cao ở cả cha mẹ và VTN không phân biệt mức sống gia đình, học vấn cha mẹ hay khu vực cư trú…Tỉ lệ đồng ý của cha mẹ nói chung đều cao hơn VTN, đặc biệt đối với những vấn đề thể hiện tình cảm, sự quan tâm đối với con cái của cha mẹ như hi sinh cho con, quan tâm đến hôn nhân của con…
Tuy nhiên, mối quan hệ ấy rõ ràng đã có sự thay đổi theo chiều hướng dân chủ, bình đẳng hơn thể hiện ở quan điểm chung của cha mẹ và VTN trong vấn đề về hôn nhân: cả hai đều đồng ý rằng: hôn nhân do VTN quyết định có tham khảo ý kiến của cha mẹ. Như vậy, cả cha mẹ và VTN đều có xu hướng ý
thức được về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa họ: cha mẹ luôn giữ vai trò truyền thống là giáo dục con cái thay đổi ở chỗ họ định hướng trong tư duy, và bước đầu thể hiện sự tôn trọng những suy nghĩ của con cái. VTN cũng vậy, các em có nhận thức, tôn trọng ý kiến của cha mẹ nhưng vẫn tìm cách thể hiện quan điểm và lối suy nghĩ của riêng mình. Những kết quả của nghiên cứu này bước đầu cho thấy xu hướng VTN và cha mẹ có thể thỏa hiệp mà không dẫn tới xung đột trong mối quan hệ gia đình này.
Các yếu tố như trình độ học vấn của cha mẹ, mức sống hộ gia đình và nơi cư trú có ảnh hưởng nhất định tới quan điểm của cả cha mẹ và VTN về các vấn đề được phân tích. Nhìn chung, cha mẹ và VTN có trình độ học vấn cao, gia đình có mức sống cao và ở thành thị có xu hướng suy nghĩ thoáng, ít ràng buộc với con cái, tôn trọng, tin tưởng và can thiệp ít hơn vào các vấn đề của VTN hơn các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp, mức sống hộ gia đình thấp hơn và ở nông thôn. Điều này thể hiện ở hầu hết các lĩnh vực được phân tích như: đồng ý với quan điểm hi sinh tất cả cho con cái, con cái tuân theo sự chỉ bảo của người lớn tuổi trong gia đình, quyết định hôn nhân của con cái hay việc lựa chọn sống chung, sống riêng. Đặc biệt, yếu tố mức sống gia đình có ảnh hưởng nhiều tới thứ tự ưu tiên những lo lắng của cha mẹ với con cái ở tuổi VTN.
Đối với cha mẹ, yếu tố giới tính không có ảnh hưởng nhiều tới các vấn đề được phân tích. Nhưng với VTN, yếu tố này có ảnh hưởng tới quan điểm của