Những lo lắng của cha mẹ đối với VTN

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 (Trang 42)

8. Kết cấu luận văn

2.3Những lo lắng của cha mẹ đối với VTN

Với sự phát triển của các phương tiện giải trí và điều kiện kinh tế xã hội như ngày nay, cha mẹ không ngừng lo lắng cho con cái họ về tất cả mọi mặt từ việc học hành, bạn bè, giải trí, hay sa vào các tệ nạn xã hội… Đặc biệt ở lứa tuổi VTN, khi con cái họ đang có những thay đổi về tâm sinh lý và dần hòa nhập vào xã hội theo cách thức mà bản thân các em cho là hợp lý. Nếu cha mẹ không có sự định hướng kịp thời, quá trình xã hội hóa ở giai đoạn này sẽ không diễn ra theo chiều hướng tích cực để các em trở thành những công dân tốt, VTN rất dễ sa vào tệ nạn xã hội. Với thực trạng số con trong mỗi gia đình hiện nay đang giảm dần, việc cha mẹ quan tâm tới sự phát triển lành mạnh của con cái gắn với những nỗi lo theo từng lứa tuổi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, lo lắng cho con ở độ tuổi này cũng thể hiện giá trị của con cái trong suy nghĩ của cha mẹ. Câu hỏi được đưa ra phân tích ở phần này là những điều mà cha mẹ lo cho con ở tuổi VTN.

Biểu 7: Lo lắng của cha mẹ đối với VTN (%)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ khi được hỏi về những lo lắng với con ở tuổi VTN cao nhất đối với 3 vấn đề, lần lượt là: sa vào các tệ nạn xã hội, con cái họ không đủ khả năng học lên cao, và không có việc làm. Có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ cho rằng họ lo lắng cho con trai hơn con gái đối với vấn đề tệ nạn xã hội (gấp 1,6 lần). Kết quả phỏng vấn sâu đối với một số bậc cha mẹ VTN cũng đưa ra lí giải tại sao họ lại lo lắng về việc con trai dễ sa vào tệ nạn hơn con gái nhiều đến vậy.

“Con trai rất dễ mắc vào nghiện hút nếu bố mẹ lơ là cảnh giác, con gái dù sao cũng ít hơn vì tính tình nó cũng nhút nhát hơn.”

(Nữ chủ hộ, 44 tuổi, Hải Phòng) “…con trai thường khó bảo hơn, chúng hiếu động, dễ sa đà vào nhiều trò chơi như điện tử, tụ tập bạn bè nhiều hơn…Con gái thì thường chúng hay thủ thỉ với mẹ nên dễ hơn, tuy nhiên cần phải quan tâm đến vấn đề bạn trai bạn gái của chúng…”

(Nữ chủ hộ,42 tuổi, Lạng Sơn) “…như khi con còn nhỏ ta lo huấn luyện cho nó vấn đề đạo đức, lớn lên ta lo cho các con vấn đề tính chất trình độ học vấn cao, nhưng mà chúng ta phải

theo dõi nó, hướng dẫn cho nó những con đường nó đi những con đường nó làm, nhiều khi nó ra ngoài đời nó vẫn còn lạc lõng lắm chứ không phải không, mà mình không quản lý nó thì nó dễ bị va chạm”

(TLN nam, TP Hồ Chí Minh)

Vậy, tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ về những lo lắng này có khác nhau theo giới tính cha mẹ, khu vực thành thị, nông thôn hay mức sống gia đình hay không? Chúng ta sẽ lần lượt phân tích các tương quan này trong phần tiếp sau.

Bảng 6: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái theo giới tính cha mẹ (%)

Kết quả phân tích từ bảng số liệu trên cho thấy dù là cha hay mẹ đều có những mối lo nhiều nhất đối với con cái trên các lĩnh vực: sa vào tệ nạn xã hội, học hành và việc làm. Tỉ lệ ý kiến người mẹ lo lắng cho con mình sa vào các tệ nạn xã hội cao hơn tỉ lệ này ở người cha đối với cả VTN nam và nữ. Ngược lại, tỉ lệ ý kiến của người cha đối với hai mối lo xếp vị trí tiếp theo là học hành và việc làm đối với cả VTN nam và nữ lại cao hơn so với tỉ lệ ý kiến này ở người mẹ mặc dù sự chênh lệch này là không đáng kể.

Ý kiến của cha mẹ về lo lắng đối với con cái Nam Nữ Đối với con trai Đối với con gái

Đối với con trai Đối với con gái Sa vào các tệ nạn xã hội 35,3 21,3 38,2 23,6 Có quan hệ tình dục

trước hôn nhân

3,7 12,4 2,7 14,1

Không đủ khả năng học lên cao

24,7 21,6 20,6 22,2 Không tiếp tục học

được vì thiếu tiền

8,6 12,1 8,8 10,5

Không có việc làm 18,1 19,6 17,5 18,1 Không khỏe mạnh 7,5 10,9 9,9 9,8

Khác 2,1 2,1 2,3 1,6

Bảng 7: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái theo khu vực (%)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, đối với vấn đề lo lắng con cái sa vào tệ nạn, tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ lo cho con trai ở cả thành thị và nông thôn cao hơn hẳn so với con gái: ở thành thị là 41,9% so với 28,8%; ở nông thôn là 39,6% so với 24,4%. Đối với con gái, ngoài những lo lắng như đã nêu trên, các bậc cha mẹ còn lo con mình có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ thành thị lo lắng về điều này đối với con gái cao gấp 3,4 lần so với con trai (14,0% so với 4,1%); ở nông thôn gấp 4,5 lần (14,0% so với 3,1%).

Kết quả thu được qua phỏng vấn sâu với các bậc cha mẹ VTN cũng phản ánh điều tương tự:

“Con trai cô lo lắng nhất là đi ra xã hội đua đòi thì dẫn đến tệ nạn xã hội…Con gái cô lo nhất là nó ở nhà được giáo dục chu đáo nhưng ra xã hội

Ý kiến của cha mẹ về lo lắng đối với con cái

Thành thị Nông thôn

Đối với

con trai Đối với con gái Đối với con trai Đối với con gái

Sa vào các tệ nạn xã

hội 41,9 28,8 39,6 24,4

Có quan hệ tình dục

trước hôn nhân 4,1 14,0 3,1 14,0 Không đủ khả năng

học lên cao

23,4 22,6 22,6 22,1 Không tiếp tục học

được vì thiếu tiền

6,3 8,9 8,7 11,5

Không có việc làm 11,4 15,0 17,4 17,6 Không khỏe mạnh 10,0 8,9 6,8 8,7

Khác 2,9 1,8 1,8 1,7

nó không tự kỷ luật và nghe lời cha mẹ đua đòi học hành không ra sao yêu sớm thì cuộc sống không ra gì.”

(PVS nữ, 45 tuổi, Đắc Lắc) “Sợ nó đi chơi bè bạn rồi mắc vào ma tuý. Con gái thì lo nó ra đường có giữ gìn bản thân không”

(PVS, nữ chủ hộ, 46 tuổi, Trà Vinh)

Thậm chí, các bậc cha mẹ còn rằng với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện nay, họ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong việc giáo dục con, do vậy, con cái họ càng có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội hơn:

“Lo nhất là thiếu kiến thức trình độ để có thể theo kịp được các cháu vì nó trình độ cao hơn mình xem ra mình cũng phải lựa chứ không phải muốn nói gì thì nói, chúng nó không phục là mệt đấy. Bên cạnh đấy thực tế xã hội ngày nay chị cũng biết tệ nạn xã hội nó ngày càng phát triển rất nguy hiểm có khi con mình nó không dính vào nhưng bạn bè rủ rê hay nhiều khi ép chúng nó mình không để ý mà quản thì khó có thể lường trước được hậu quả như thế nào...”

(PVS, Nam chủ hộ, 49 tuổi, Hải Phòng)

Những lo lắng này có khác nhau giữa các bậc cha mẹ ở các hộ gia đình có mức sống khác nhau hay không? Chúng ta sẽ xem xét tương quan này để so sánh.

Bảng 8: Ý kiến của cha mẹ về lo lắng với con cái, phân theo mức sống hộ gia đình (%)

Lo lắng đối với con cái

Khá trở lên Trung bình Nghèo& rất nghèo

Đối với con trai Đối với con gái Đối với con trai Đối với con gái Đối với con trai Đối với con gái Sa vào các tệ nạn xã hội 46,7 28,2 40,2 26,6 36,1 19,1 Có quan hệ tình dục

Lo lắng đối với con cái

Khá trở lên Trung bình Nghèo& rất nghèo

Đối với con trai Đối với con gái Đối với con trai Đối với con gái Đối với con trai Đối với con gái Không đủ khả năng học lên cao 27,2 22,3 25,3 24,7 12,3 13,4 Không tiếp tục học

được vì thiếu tiền 2,4 4,0 7,4 10,0 13,6 18,6 Không có việc làm 11,1 13,6 15,6 16,1 20,3 22,6 Không khỏe mạnh 4,9 9,5 6,4 8,3 12,3 10,2

Khác 3,9 3,4 1,6 1,1 3,3 2,9

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Như vậy, tùy theo điều kiện gia đình, tỉ lệ ý kiến của các bậc cha mẹ về những lo lắng với VTN là khác nhau, đặc biệt với ba mối lo xếp hàng đầu có sự thay đổi theo mức sống. Cụ thể: đối với hộ gia đình có mức sống khá trở lên, ngoài mối lo lắng về tệ nạn xã hội chiếm tỉ lệ ý kiến cao nhất đối với cả VTN nam và nữ (tương ứng 46,7% với con trai và 28,2% với con gái), mối lo thứ hai là lo lắng con cái không có khả năng học lên cao (tương ứng 27,2% với con trai và 22,3% với con gái). Đến mối lo thứ 3 đối với con trai là việc làm, trong khi đó với con gái ở tuổi VTN lại là vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi điều kiện kinh tế gia đình khá giả, rõ ràng con cái có điều kiện hay cơ hội đua đòi, ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, lãng quên việc học hành hơn.

Trong khi đó, theo các bậc cha mẹ ở hộ gia đình có mức sống trung bình, ngoài mối lo rằng con họ dễ bị sa vào tệ nạn xã hội, điều mà họ lo lắng thứ hai là về việc học hành của con họ, liệu rằng ngay cả khi kinh tế gia đình có thể lo cho việc học của chúng, chúng có khả năng học lên cao hay không và xếp thứ ba là mối lo về công ăn việc làm để đảm bảo tương lai con em họ sau này,

không có sự khác biệt về thứ tự ưu tiên của những lo lắng này giữa con trai và con gái.

Đối với gia đình có mức sống nghèo và rất nghèo, lo lắng về vấn đề việc làm của con cái lại được đặt ở vị trí số 2 (với tỉ lệ đều trên 20% với cả con trai và con gái), sau mối lo về tệ nạn xã hội với các con ở tuổi VTN. Và xếp vị trí thứ 3 mới là vấn đề lo kinh tế gia đình không đủ để trang trải cho việc học của con cái.

Rõ ràng ta thấy mức sống của hộ gia đình khác nhau chi phối tương đối nhiều đến những lo lắng của các bậc cha mẹ tới con cái ở tuổi VTN của mình. Các gia đình có mức sống trung bình và khá có nhiều điều kiện hơn nên những mối lo về việc công ăn việc làm, sức khỏe hay đủ tiền cho con đi học không phải quá bức xúc, họ lo lắng hơn cho những vấn đề về tệ nạn xã hội, khả năng học lên cao của con cái. Trong khi đó, với gia đình nghèo những vấn đề trước mắt như không đủ tiền cho con đi học, sức khỏe hay việc làm của con lại là những mối lo hàng đầu. Tất cả đều là thực tế chi phối tới suy nghĩ và trăn trở của cha mẹ đối với con cái mình bởi lẽ, với cha mẹ, lo cho con cái trưởng thành và có một nền tảng vững chắc về học vấn đảm bảo cho chúng có tương lai tốt đẹp và có thể độc lập cho cuộc sống sau này luôn là mục tiêu phấn đấu của họ. Chính những điều này thể hiện được rằng với các bậc cha mẹ, VTN có giá trị như thế nào trong cuộc sống của họ.

Vậy, từ phía VTN, các em hiểu như thế nào về những lo lắng của cha mẹ đối với mình. Kết quả một số phỏng vấn sâu đối với VTN góp phần cho thấy bản thân các em cũng có sự thấu hiểu và thông cảm với những lo lắng của cha mẹ mình.

“…ở con gái thì sợ người con gái không giữ được đức hạnh của mình, còn con trai thì ăn chơi quá.”

“cháu nghĩ bố mẹ cháu còn lo lắng nhiều chứ ạ, về học tập thì chẳng lo lắng gì nhiều vì mình học là cho mình, có lo thì chỉ lo những mối quan hệ bạn bè, bạn trai bạn gái thôi”

(VTN, nữ, 16 tuổi, Lạng Sơn)

Có thể thấy rằng, giữa cha mẹ và VTN cũng có những suy nghĩ tương đối giống nhau về những lo lắng của các bậc cha mẹ đối với con cái mình trong độ tuổi mới lớn này. Lo lắng như vậy, nhưng các bậc cha mẹ hầu như ít lựa chọn cách thức để giải quyết những lo lắng của mình bằng việc ép buộc con nghe theo mình mà thiếu đi sự phân tích, thấu hiểu giữa con cái và cha mẹ. Theo kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, các bậc cha mẹ đều cho rằng mình chỉ khuyên răn, dạy bảo và trò chuyện như những người bạn để con cái của họ có thể hiểu được vấn đề và có nhận thức đúng đắn mà thôi.

“…bây giờ trước mắt chỉ coi nó như một người bạn và mình nói hết những suy nghĩ của mình với nó, thật sự coi nó như một người bạn, mà mình không giấu diếm kể cả vấn đề quan hệ với các bạn khác giới mình cũng phải nói cho nó biết, còn những gì mình cảm thấy khó nói thì nhờ chồng mình nói, mình phải nói cho nó biết chuyện như thế…”

(TLN nữ Hải Phòng) “như ở lứa tuổi của con em cũng có nhiều mối quan hệ bạn bè, trai có, gái có, nhưng mình cũng phải nhắc nhở chúng trong các mối quan hệ. Thêm nữa mình cũng phải tôn trọng chúng, tạo cho chúng không gian riêng khi các cháu đến nhà chơi, để các cháu thoải mái hơn, từ đó sẽ tạo cảm giác gần gũi giữa cha mẹ và con cái…”

(Nữ chủ hộ, 42 tuổi, Lạng Sơn) “Chị nói con yêu mẹ không cấm. Con gái thì phải khôn, đừng khôn ba năm dại một giờ, đừng để người ta cười. Cha mẹ nghèo khổ rồi con đừng làm gì để người ta khinh cha mẹ nữa. Chị nói có chuyện gì thì đừng có quá đà họ khinh cho gia đình, anh em dòng họ.”

Có thể nói, trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ luôn luôn có những trăn trở và lo lắng cho con cái mình, đặc biệt khi mà chúng đang ở ngưỡng tuổi mới lớn, bắt đầu hòa nhập xã hội và đối mặt với rất nhiều cám dỗ cũng như những ngưỡng cửa của sự lựa chọn về học hành, việc làm cũng như tình yêu… Những lo lắng này lại càng tăng lên khi các bậc cha mẹ nhận thức được rằng, những kiến thức cơ bản mà họ có về xã hội, các mối quan hệ trong xã hội…vẫn còn thiếu để giúp cho con cái họ ở tuổi VTN trở thành những con người tốt, không sa vào tệ nạn xã hội, học hành thành tài và có những mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này bước đầu cho thấy, những lo lắng trong suy nghĩ ấy không biến các bậc cha mẹ thành những nhà độc tài nghiêm khắc giáo dục con cái theo cách áp đặt. Họ đã có những thay đổi trong cả suy nghĩ và hành động với con cái ở tuổi VTN theo chiều hướng bình đẳng, dân chủ hơn, khuyên răn nhẹ nhàng và trở thành những người bạn của con mình để đạt được hiệu quả giáo dục tốt hơn.

Như vậy, phần trên đây chúng ta đã phân tích mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trên quan điểm và đánh giá của họ về sự hi sinh của cha mẹ với con cái, con cái nghe lời người lớn tuổi trong gia đình, sự ưu tiên của cha mẹ trong lĩnh vực như dành tình cảm, đầu tư học hành,…và những lo lắng của cha mẹ với con cái ở tuổi VTN. Ở chương tiếp theo, mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong gia đình sẽ được phân tích dưới góc độ quan điểm của họ về một lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa cha mẹ và VTN trong tương lai, đó là về quan niệm trong hôn nhân.

CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VỀ HÔN NHÂN 3.1 Quan điểm về quyền quyết định trong hôn nhân

Hôn nhân là nền tảng để tạo nên một gia đình. Đó là cơ sở để gắn kết cuộc

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cha mẹ và vị thành niên trong gia đình ( Qua phân tích số liệu điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 (Trang 42)