4.1. Tìm hiểu kỹ thị trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Khách hàng và thị trường là gốc rễ của Marketing. Hãy bán những gì khách hàng cần chứ đừng bán những gì mình có. Khi xâm nhập vào bất kì thị trường nào, điều đầu tiên cần làm là phải tìm hiểu kỹ thị trường, thấu hiểu được khách hàng mục tiêu của mình, đặc biệt hơn nữa là các thị trường đó là những quốc gia khác nhau có những đặc trưng riêng về văn hóa, lãnh thổ, khí hậu, con người .v.v... Đó là một kinh nghiệm xương máu mà Hyundai có thể rút ra được từ thị trường Nhật. Có thể nói Hyundai quá chủ quan và đã mắc phải những sai lầm lớn qua hai thất bại của xe Sonata, và dòng xe du lịch tại đất nước mặt trời mọc.
Với trường hợp của xe Sonata, Hyundai đã quá chủ quan khi đưa ra một chiến dịch quảng cáo sai đối tượng, Bae Yong Joon sẽ gây ấn tượng tốt hơn đối với những cô nữ sinh, những bà nội trợ chứ không phải với những người trung niên- khách hàng mục tiêu của Sonata. Hay như bán Sonata tại Nhật Bản cũng là một sai lầm khi thị trường này ưa chuộng những loại xe cỡ trung và cỡ nhỏ do chỗ để xe quá hẹp sẽ không có chỗ cho Sonata với chiều rộng là hơn 1m8.
Hay với trường hợp thất bại của dòng xe du lịch, đây là một phân khúc bình dân có thể đã rất thành công tại Hàn Quốc nhưng với Nhật Bản, phân khúc xe hạng sang mới thực sự là màu mỡ. Chỉ chọn sai phân khúc thôi cũng khiến cho Hyundai là hãng xe xếp thứ 4 thế giới phải chào thua tại Nhật bản.
Nhưng đối với thị trường Mỹ, Hyundai đã làm tốt và thấm thía được điều này, họ đã làm nên một điều kỳ diệu với “ Bảo an Hyundai”. “Bảo an Hyundai” đã khiến hình ảnh của Hyundai trong mắt người Mỹ thay đổi toàn diện từ một hãng xe“ hạng bét” lên một hãng xe tất cả vì người tiêu dùng. Thấu hiểu được tình cảnh của người Mỹ và đưa ra một chiến dịch thành công như
vậy, hy vọng rằng Hyundai cũng sẽ làm được như vậy đối với người Nhật vào một ngày không xa.
4.2. Bài học về chất lượng và xây dựng giá trị thương hiệu
Vào những thập niên 80-90 Hyundai chưa được đánh giá cao trên trị trường quốc tế và “chất lượng” chính là lý do kiềm hãm sự phát triển của Hyundai. Một bài học đau thương từ chiếc Excel đã làm cho Hyundai bị coi là một hãng xe hạng bét trong nhiều năm dài tại Mỹ.Chính điều đó đã thôi thúc chủ tịch của Hyundai là Chung Mong Koo phải thay đổi quan điểm chất lượng và coi “ chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn đối với một công ty”.
Kể từ đó Hyundai đã có một bước tiến vượt bậc, học tập từ Toyota đã vượt qua định kiến của người tiêu dùng khi phát minh ra quy trình sản xuất Kaizen, có nghĩa là “Liên tục cải tiến”, Hyundai đã nhanh chóng xây dựng hình ảnh mới cho mình nhờ chiến lược “Làm cho tốt”. Nhờ đó, tạp chí tiêu dùng Consumer Reports đã trao cho chiếc Sonata của Hyundai danh hiệu chiếc xe đáng tin cậy nhất ở Mỹ.
Không những đặt chất lượng lên hàng đầu, hãng xe của Hàn quốc còn vươn lên cạnh tranh gay gắt với các hãng xe Nhật Bản trong việc phát triển công nghệ và thiết kế và luôn luôn cố gắng đưa những tính năng đặc biệt vào sản phẩm để tăng sự cạnh tranh.
Sư lột xác của Hyundai về chất lượng sản phẩm cùng với những chiến dịch Marketing hiệu quả cộng với thành công vang dội của “ Bảo an Hyundai” đã xây dựng cho Hyundai một giá trị thương hiệu có uy tín trong con mắt người tiêu dùng Hoa Kỳ, nhưng ở Nhật Bản Hyundai vẫn chưa xây dựng được một chiến lược để làm tăng giá trị thương hiệu của mình, ở đất nước mặt trời mọc, một hãng xe Hàn Quốc không thể sánh với các thương hiệu khác được, và có thể “chất lượng” cũng sẽ là chìa khóa cho bài toán khó thì sao.
4.3. Luôn luôn sáng tạo và nắm bắt để xây dựng những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả.
Đây không phải là bài học của riêng Hyundai mà của tất các các doanh nghiệp trong thế kỷ 21. Môi trường vĩ mô đang biến đổi từng ngày, trong đó nổi bật nhất là những chuyển biến của công nghệ. Với những người làm Marketing thì “nhạy bén” là một yếu tố không thể thiếu, để khác biệt với đối thủ, để bắt kịp với sự thay đổi thì cần phải nhạy bén và sáng tạo ứng dụng những công nghệ mới, những kiến thức mới vào những hoạt động Marketing. Công nghệ thay đổi không ngừng đòi hỏi Marketing phải thay đổi theo, từ việc cải tiến nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đến cập nhật những phương tiện Marketing hiện đại như Digital Marketing, Marketing du kích, PR .v.v.. bên cạnh những phương pháp Marketing cổ điển. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cần một sự thay đổi để phù hợp với nó. Hãy chờ đợi xem Hyundai và những hãng khác trong nghành công nghiệp ô tô sẽ làm thế nào để khẳng định vị thế của mình trong tương lai.
KẾT LUẬN
Trên đây là những nghiên cứu khái quát của nhóm 7- QTKD về công ty Hyundai và bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình phát triển của hãng. Nhìn chung, có thể thấy rằng, sự thành công của Hyundai cho đến ngày hôm nay bắt nguồn từ nhiều yếu tố và trải qua một quá trình kiên định và lâu dài trong triết lý và chiến lược. Và giờ đây, sự hấp dẫn và chất lượng tốt trong sảncủa
Hyundai chính là động lực chính để người tiêu dùng có thể đặt niềm tin vào. So sánh với các công ty châu Á khác, Hyundai có tư tưởng rất thoáng trong cách tiếp cận với thị trường các nước, luôn sẵn sàng tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau, biến đó thành cơ sở để có thể thu được thành công mang tính toàn cầu.
Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, hi vọngrằng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm từ Hyundai cũng như các hãng sản xuất ô tô khác, chắt lọc những bài học phù hợp với hoàn cảnh thực tế để có những bước tiến và thành công mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế _ TS Phạm Hồng Yến 2. Bảng xếp hạng The top 100 Brands _ Interbrand
3. Báo cáo đánh giá độ tín nhiệm của người tiêu dùng 2010, 2011_ Cusumer reports 4. Website: http://worldwide.hyundai.com http://www.hyundai-thanhcong.vn http://www.interbrand.com http://www.consumerreports.org
DANH SÁCH NHÓM 7
1. Lê Hải Cường ( 19A)
2. Nguyễn Hải Hằng ( 19A)
3. Lê Đức Hùng ( 19A)
4. Hà Nữ Thanh Huyền ( 19A)
5. Trần Nam Nghĩa ( 19B)
6. Hồ Thị Huyền Trang ( 19B)