2.Giải pháp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20012013 theo các yếu tố đầu vào (Trang 31)

2.1Những rào cản đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

- Rào cản về nâng cao chất lượng tăng trưởng:

+ TTKT chưa ổn định và không tương xứng với tiềm năng, quy mô nhỏ, tốc độ chậm

+ TTKT chủ yếu dựa vào tăng trưởng theo chiều rộng mà chưa đi vào chất lượng sản phẩm

+ Hiệu quả kinh tế thấp

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa phù hợp

+ Chênh lệch thu nhập, mức sống nông thôn và thành thị… + Ô nhiễm môi trường

- Rào cản trong lĩnh vực đầu tư

- Rào cản trong hoạt động Xuất khẩu

- Rào cản khi Việt Nam gia nhập WTO

- Rào cản do Pháp luật Kinh tế

- Phát triển bền vững và những thách thức đối với môi trường

- Nguồn vốn cho doanh nghiệp

- Rào cản trong đổi mới và sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam

Theo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, trong tổng số 15 chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, có thêm chỉ tiêu giảm nghèo vượt kế hoạch đề ra. Như vậy, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt. Cụ thể, chỉ số CPI về đích ở mức 6,81%, vượt chỉ tiêu khống chế dưới 10% Quốc hội quyết định trong kỳ họp cuối năm 2012. Trong khi đó, Chính phủ ước tính mức tăng giá cả năm vào khoảng 8%. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, thấp hơn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu tăng 6-6,5% Quốc hội đề ra.

Để khắc phục những khó khăn và đạt được các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

Một là,tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2012. Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Giảm mặt bằng lãi suất hợp lý, phấn đấu đạt mức tăng trưởng tín dụng 12% cả năm 2013;

Hai là,tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng...

Ba là, triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu kinh tế.Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Rà soát các chính sách thuế, đất đai, xã hội hóa, khuyến khích DN thuộc các thành phần kinh tế thực hiện tái cơ cấu sản phẩm, đổi mới công nghệ.

Bốn là, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tăng cường phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm là, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Sáu là, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Với những quan điểm về xây dựng mô hình tăng trưởng, dựa trên điều kiện thực tế của nước ta, có những đề xuất sau để giúp nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững:

Với một nguồn vốn đầu tư xác định tạo ra một nguồn lợi kinh tế cụ thể thì câu hỏi đặt ra là lợi nhuận sẽ được phân chia như thế nào? Ai là người được thụ hưởng chính, trực tiếp, hay ai là người thụ hưởng gián tiếp khi phải chuyển đổi nghề, chỗ ở cho phù hợp với sự biến đổi môi trường sống do tác động của phát triển kinh tế. Nếu không tạo được sự minh bạch thì kinh tế càng phát triển, mâu thuẫn trong xã hội ngày càng lớn, tiềm ẩn bất ổn chính trị, xã hội.

Tạo sự đồng thuận trong hội nhập kinh tế quốc tế

Cần xác định rõ vấn đề độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia ở khía cạnh kinh tế là có sự khác biệt so với tư duy và nhận thức của thời kỳ trước. Độc lập tự do thể hiện trong kinh tế ở thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế phải được hiểu là nền kinh tế Việt Nam hay doanh nghiệp Việt Nam tham gia bình đẳng trong việc hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh thương hiệu quốc tế nào đó.

Tạo sự đồng thuận trong việc hình thành quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất trong bối cảnh mới: xã hội tin học

Đầu tư vào phát triển khoa học cơ bản để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao là đúng đắn và cần thiết nhưng nếu nhìn vào điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc quá coi trọng đầu tư vào lĩnh vực này cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Để đảm bảo sự đồng thuận xã hội với việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì trong 10 năm tới phải phát triển lực lượng sản xuất trên ba mặt: xây dựng thể chế bảo đảm sự bình đẳng của lực lượng sản xuất của cả ba khối, tránh tình trạng có sự phân biệt đối xử về lương, về vị thế chính trị trong xã hội với lực lượng sản xuất trong ba khối DNNN, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước. Cuối cùng là tạo một nhận thức mới của xã hội đối với mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo điều kiện hình thành một đội ngũ công nhân mới, đội ngũ người lao động có tác phong công nghiệp của thời kỳ công nghệ thông tin song song với hình thành và phát triển một đội ngũ những người làm quản lý vi mô, người sử dụng lao động có tri thức, có trách nhiệm xã hội.

Tạo sự đồng thuận về chuyển đổi bộ máy quản lý nhà nước từ chính quyền sản xuất sang chính quyền quản lí

Trước mắt, trong nhiệm kỳ Đại hội và Quốc hội này chủ động thành lập cơ quan quản lý sản xuất theo ngành, lãnh thổ ở một số bộ, địa phương trọng điểm để sang giai đoạn 2016 - 2020 hình thành 1 cơ quan quản lý vốn - tài sản của nhà nước không nằm trong bộ máy Chính phủ

-Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng cách đưa ra các chính sách giúp các thủ tục bớt phức tạp, các luật lệ, quy định phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp phải được cạnh tranh công bằng về tiếp cận vốn, đất đai, cơ hội

-Chống tham nhũng bằng cách áp dụng các hệ thống giảm cơ hội cho những thanh toán bất hợp pháp

-Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh

THAM KHẢO:

Ý kiến của đại diện WB và AmCham

-Đại diện AmCham: Việt Nam nên đẩy mạnh những cải cách cần thiết để tạo ra môi trường cạnh tranh hơn, nơi các quyết định được đưa ra nhanh hơn, các thủ tục bớt phức tạp, các luật lệ, quy định được thực hiện công bằng và các công ty cạnh tranh bình đẳng, bao gồm việc tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội. Các thành viên của chúng tôi cần nhìn thấy các sáng kiến có nội dung tăng cường khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và chuẩn bị cho Việt Nam đón nhận những cơ hội thương mại và đầu tư mới. Những cơ hội này có thể đến qua các hiệp định như TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương).

-Đại diện AmCham: Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến chống tham nhũng, bằng cách áp dụng các hệ thống giảm cơ hội cho những thanh toán bất hợp pháp.Các bạn có những bước đi làm giảm đáng kể việc thanh toán bằng tiền mặt. Việt Nam cũng cần đảm bảo rằng, các cam kết WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) được thực hiện đúng lộ trình và với tinh thần tạo ra môi trường kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn, đặc biệt trong

Việt Nam cần tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu đủ để hỗ trợ loại hình đầu tư và tăng trưởng kinh tế mà tất cả chúng ta mong muốn, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như điện lực, giao thông vận tải. Việt Nam cần đầu tư nguồn lực thích đáng hơn và hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn trong lĩnh vực giáo dục để đảm bảo rằng, các bạn có lực lượng quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên sản xuất lành nghề…

-Đại diện WB: Đòi hỏi chính sách tức thì là xử lý những cản trở đối với tăng trưởng của khu vực tư nhân như đã nói ở trên. Giải quyết các vấn đề lâu đời của doanh nghiệp nhà nước và tái cấu trúc lĩnh vực ngân hàng vẫn rất quan trọng.

Để theo mô hình thành công của các hàng xóm Đông Á, Việt Nam sẽ cần đảm bảo giá trị gia tăng từ xuất khẩu tăng thêm và liên tục nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Giống như các nền kinh tế Đông Á thành công (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), nguồn lực chính của Việt Nam là con người. Vì vậy, việc đầu tư nâng cao nguồn lực con người là điều kiện tiên quyết đối với tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Cuối cùng, một bài học đáng chú ý nữa là cần tập trung hơn nữa vào việc cải thiện quản lý đô thị (xây dựng các thành phố cho tương lai) và hiện đại hóa nông nghiệp, khiến lĩnh vực này có định hướng tư nhân nhiều hơn.

-Đại diện AmCham: Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh. AmCham tin rằng, các hiệp định như TPP, EU-FTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu), RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) đều đem lại các cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế. Những hiệp định này có thể trợ giúp xóa bỏ rào cản thương mại trong các lĩnh vực như tiếp cận thị trường, mua sắm công, trong khi đặt ra các tiêu chuẩn mới liên quan tính liên kết về luật lệ, quyền của công nhân, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ…

Giải pháp tổng hợp và đề xuất:

-Tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng cách đưa ra các chính sách giúp các thủ tục bớt phức tạp, các luật lệ, quy định phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng

Các doanh nghiệp phải được cạnh tranh công bằng về tiếp cận vốn, đất đai, cơ hội

-Chống tham nhũng bằng cách áp dụng các hệ thống giảm cơ hội cho những thanh toán bất hợp pháp

-Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy các cơ hội kinh doanh

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề được quan tâm nhất là

tìm ra việc tìm ra những nhân tố kinh tế trực tiếp tác động đến tăng trưởng. Trên thực tế, khi nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế của một số nước ta có thể thấy nguyên nhân tại sao có sự chênh lệch trong tăng trưởng giữa các nước: đó chính là do các yếu tố nguồn lực được sử dụng trong tăng trưởng có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Trong thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nước ta muốn có sự tăng trưởng nhanh và bền vững thì Việt Nam phải đánh gía đúng vai trò của các yếu tố nguồn lực; trên cơ sở đó sử dụng các yếu tố nguồn lực như vốn, lao động, các yếu tố khác một cách hiệu quả. Bài viết hi vọng giúp chúng ta hiểu được cũng như đánh giá một cách khách quan tăng trưởng kinh tế theo các yếu tố đầu vào trong giai đoạn 2001-2013. Chúng ta sẽ hiểu rõ về tổng quan nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này , tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã đạt được những gì và đã bắt kịp với phát triển kinh tế so với các nước trên thế giới hay chưa? Việc đánh giá các yếu tố đầu vào như K, L, TFP tác động theo chiều rộng và chiều sâu đối với tăng trưởng kinh tế cũng như thông qua thực trạng về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đã đưa ra được những thành tựu cũng như hạn chế của nước ta từ đó đưa ra những mục tiêu chiến lược và giải pháp phù hợp để tăng tốc độ phát triển kinh tế.

Vốn và lao động được xem là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và được coi là nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng. Năng suất nhân tố tổng hợp là hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển khai khoa học kĩ thuật vào hoạt động kinh tế đây được coi là yếu tố tăng trưởng

nước. Tăng tốc độ tăng trưởng là bước đầu tiên để phát triển kinh tế của nước ta từ đó đi đến mục tiêu cuối cùng là tiến bộ xã hội. Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng các mô hình kinh tế để thực hiện mục tiêu năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Để thực hiện công việc này thì việc đánh giá và phân tích các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.Bài tập hi vọng sẽ giúp giải đáp được những vấn đề về bài toán tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20012013 theo các yếu tố đầu vào (Trang 31)