1.Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20012013 theo các yếu tố đầu vào (Trang 27)

1.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011- 2020

Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011- 2020, thông qua Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã xác định mục tiêu tổng quát : Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị- xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Bước sang giai đoạn 2011- 2020, yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam là cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010- 2020 đã đưa ra định hướng chuyển đổi mô hình này.

Tại phiên khai mạc Đại hội XI, ngày 12/1, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trình bày và nêu rõ: phấn đấu để Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đạt với các mục tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 8%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD

1.1.1.Giai đoạn 2011- 2015:

Xác định 2011 - 2015 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược, một số chỉ tiêu chủ yếu cũng đã được đặt ra cho giai đoạn này.

Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm: 7 - 7,5%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015…

Trong bài phát biểu nhân phiên khai mạc hội nghị của ADB- Ngân hàng Phát triển châu Á (The Asian Development Bank), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận xét trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa chấm dứt và mang đến nhiều thách thức.

Vấn đề nợ công, thâm hụt tài khóa tại châu Âu, bất ổn chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông tiếp diễn, thảm họa thiên nhiên tại một số nước không tránh khỏi gây ra tác động khó lường.

Với tình hình này, hoạt động hợp tác giữa các quốc gia mang đến nhiều hiệu quả tốt. Có thể kể đến hợp tác ASEAN hay ASEAN+.

Thủ tướng cho rằng ADB cần chủ động, tích cực hơn nữa trong các chính sách của mình để giúp giảm nghèo bền vững, đóng góp vào hội nhập và tăng trưởng toàn cầu. Việt Nam đang cố gắng đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững.

Đối với mục tiêu 5 năm tới, Thủ tướng nói: “Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm; đưa thu nhập ở khu vực nông thôn tăng 2 lần so với năm 2010; giảm 2% đói nghèo/năm; đảm bảo công bằng, dân chủ, văn minh.”

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho rằng ADB cần tăng cường kiểm tra giám sát hệ thống tài chính, thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro sớm cho các thể chế tài chính cũng như các nền kinh tế thành viên trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có sự biến động khôn lường.

Thời gian tới ADB cũng cần đặt ra các chuẩn mực kế toán kiểm toán phù hợp, tăng cường phối hợp cùng các tổ chức quốc tế khác, có những hỗ trợ hoạt động hợp tác với các quốc gia thành viên như dự án tiểu vùng sông Mêkông.

1.1.2 Giai đoạn 2016-2020:

Một trong chỉ tiêu quan trọng nhất mà Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 là GDP bình quân mỗi năm phải tăng 6,5-7%.

Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với hiện nay. 6 tháng đầu năm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,18%, còn mức tăng của cả năm ngoái là hơn 5,4%. Năm nay, các chuyên gia quốc tế dự báo tăng trưởng của Việt Nam cũng chỉ khoảng 5,4-5,5% và không thể vượt 5,5% trước 2016.

đại. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5%. Ba đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011-2020) sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, trong đó có việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Kế hoạch phát triển 5 năm trong tháng 8/2014. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các Bộ, ngành và địa phương phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan nghiên cứu, giới chuyên gia, các đoàn thể, hiệp hội sản xuất và tiêu dùng, cộng đồng dân cư cũng như nhà tài trợ.

1.2. Phát triển mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

Theo quan điểm chiến lược, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải nhằm vào mục tiêu: phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững,phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược.

Theo đó, chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bẳng xã hội; nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế- xã hội phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường.

* Mục tiêu chuyển sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu là đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật trong nền kinh tế. Có một số định hướng sau:

Thứ nhất, cần nâng cao hiệu quả sử dụng những nguồn lực sản xuất hiện có bằng các cách: đảm bảo toàn dụng, tăng năng suất và tái phân phối chúng.

Đối với nguồn lao động, cần những biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm, tăng năng suất lao động, đảm bảo sự tương quan giữa tiền lương và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng sống của người lao động, hạn chế sự phân hóa vật chất, hình thành vững chắc tầng lớp trung lưu. Đặc biệt, để tăng năng suất lao động, cần phát triển vốn nhân lực thông qua hệ thống đào tạo đại học và dạy nghề hiệu quả,

cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Để tăng năng suất vốn, cần nâng cao hệ số đổi mới và làm chậm quá trình hao mòn thực máy móc và thiết bị. Ngoài ra, đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các nguồn lực không tái sinh, không được khia thác bừa bãi, mà phải đảm bảo tính cân đối trong sử dụng, đồng thời cần ứng dụng những công nghệ thăm dò và khai thác tiên tiến, thực thi các biện pháp mạnh mẽ nhằm giảm mức độ tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất.

Bên cạnh đó, cần tái phân phối các nguồn lực. Đây là nhiệm vụ cho cả ngắn hạn và trung hạn. Trong ngắn và trung hạn, kiên quyết thực hiện tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp tối đa nhóm doanh nghiệp hoạt dộng vì lợi nhuận, còn đầu tư công chỉ nên hướng vào các ngành xã hội tạo điều kiện chung cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, cần hoạch định một chính sách công nghiệp hiệu quả và gắn bó chặt chẽ, đồng bộ với chính sách đầu tư trong quá trình thực hiện. Chính sách công nghiệp là tạo các điểm tăng trưởng nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của khu vực doang nghiệp và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Dự báo và đánh giá được nhu cầu xã hội đối với những công việc đột phá trong việc giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Phân tích khả năng phát triển những ngành kinh tế dựa trên các công nghệ đang hình thành bằng tiềm lực vốn thực, vốn nhân lực, vốn trí thức và hoạch định chính sách đầu tư.

Thứ ba, triển khai xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia( national innovation system). NIS là toàn bộ những tổ chức hoạt động sản xuất và tiêu thụ thương mại kiến thức khoa học, công nghệ trong phạm vi quốc gia. Những nguyên tắc vận hành của NIS là Nhà nước phải gánh vác phần lớn kinh phícho hoạt động nghiên cứu cơ bản, vì đây là lĩnh vực có rủi ro cao và mức sinh lợi thấp đối với tư bản tư nhân; doanh nghiệp là động lực chính phát triển NIS trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng theo sau nghiên cứu tư bản; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, cần lựa chọn phương án phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phù hợp trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiệu quả. Chính

ứng dụng thành công phương án phối hợp này, cần hoàn thiện những điều kiện cần thiết. Một trong những điều kiện bắt buộc là ổn định kinh tế vĩ mô.

Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế- xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20012013 theo các yếu tố đầu vào (Trang 27)