KẾT LUẬN VÀ GỞI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỉ giá thực lên cán cân thương mại một nghiên cứu thực nghiệm việt nam (Trang 32)

5.1. Kết luận

Bài nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của tỉ giá thực lên cán cân thương mại ở Việt Nam. Các phương pháp kiểm tra kinh tế lượng cho thấy rằng tất cả các biến là tương quan ở bậc 1 và hồi quy. Trong thời gian ngắn hạn chỉ ra rằng mô hình cán cân thương mại được điều chỉnh trở lại cân bằng trở lại trong dài hạn sau thời gian biến động ngắn hạn. Mặc dù có bằng chứng cán cân thương mại được cải thiện theo sau phá giá đồng tiền ở Việt Nam, tuy nhiên mối quan hệ này là yếu thể hiện mức độ giải thích của mô hình là 55,5% sau khi điều chỉnh ( ý nghĩa mạnh nằm khi mô hình có ý nghĩa giải thích từ 80% trở lên ). Thêm vào đó hàm phản ứng không thể thiết lập sự ảnh hưởng của đường cong J ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phá giá đồng tiền là có ảnh hương tới cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn ảnh hưởng trễ mạnh ở quý 2 của thời kỳ nghiên cứu đối với tỉ giá thực REER làm cán cân thương mại giảm, trong dài hạn thì được cải thiện. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ rõ ra là đồng tiền Việt Nam đang bị định giá cao so với các đối tác thương mại, điều này làm giảm xuất khẩu của Việt Nam thậm chí làm cho cán cân thương mại thâm hụt trầm trọng.

Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù bằng chứng mối quan hệ của cán cân thương mại và tỉ giá thực trong dài hạn nhưng bằng chứng yếu nguyên nhân giữa hai biến. Do vậy hàm ý khi điều chỉnh tỉ giá thực một mình, nó sẽ ảnh hưởng không lớn tới cán cân thương mại ở Việt Nam mà khuyến nghị khi điều chỉnh chính sách tỉ giá nên kèm theo các chính sách vĩ mô khác.

Từ các kết luận trên cho thấy Việt Nam cần phải chủ động phá giá đồng tiền để cải thiện xuất khẩu, tuy nhiên việc phá giá đồng tiền phải như thế nào là hợp lý. Khi phá giá đồng tiền cần phải đi kèm các chính sách vĩ mô khác như nơ công, lãi suất, lạm phát, GDP…

5.2. Gợi ý các chính sách

Từ những phân tích trên, khuyến nghị đối với việc hoạch định chính sách tỷ giá của Việt Nam là:

SVTT: Nguyễn Văn Thạnh -24- GVHD: PG. TS. Trần Thị Thùy Linh Tăng biên độ dao động của tỉ giá, tập trung phát triển thị trường tài chính vững mạnh với vai trò nhà nước là chủ đạo. Sử dụng các công cụ phái sinh trong quản lý rủi ro tài chính, nhà nước cho phép sử dụng các công này trong để doanh nghiệp quản lý rủi ro tài chính, nhưng nhà nước cũng cần phải hoàn thiện các cơ sơ pháp lý và năng lực quản lý để tránh trường hợp sự dụng các công cụ phái sinh để đầu cơ làm ảnh hưởng tới nền tài chính.

Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày da. Trong khi các ngành này phần lớn phải nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về nước để sản xuất làm cho năng lực cạnh tranh hàng hóa thấp. Vì vậy cần tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phụ vụ cho các ngành xuất khẩ, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các ngành hỗ trợ này.

Cải thiện môi trường pháp chế, nâng cao năng lực quản lý phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

SVTT: Nguyễn Văn Thạnh -25- GVHD: PG. TS. Trần Thị Thùy Linh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của tỉ giá thực lên cán cân thương mại một nghiên cứu thực nghiệm việt nam (Trang 32)