4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kết quả Hàm phản ứng xung
Hình 4.1: Đồ thị Hàm phản phản ứng xung
Từ đồ thị hàm phản ứng xung chỉ ra rằng không có ảnh hưởng của đường cong J tại Việt Nam. Đồng thời sự hồi đáp của BOT tới REER cũng chỉ rằng sự suy giảm mạnh của cán cân thương mại ở thời kỳ thứ 2 sau đó tăng trở lại và giảm ở thời kỳ thứ 6 tiếp tăng lên lại và hầu như duy trì một đường thẳng ở thời kỳ thứ 15 trong suốt quá trình nghiên cứu.
Sau khi thiết lập các kiểm định, mô hình kiểm định dài hạn và ngắn hạn, hàm phản ứng xung ta có mô hình như sau ( xem chi tiết ở phụ lục kết quả kiểm tra đồng liên kết và phụ lục kết quả kiểm định VECM):
SVTT: Nguyễn Văn Thạnh -19- GVHD: PG. TS. Trần Thị Thùy Linh lnBOT=269,8620 +3,921205*lnREER - 119,3241*lnRDP_VN+ 58,71059*lnRDP_W
(1,79976) (13,7097) (7,28625)
[-2,17874] [ 8,70364] [-8,05773]
R-squared=0,647742, Adj, Adj. R-squared=0,555042, F-statistic=6,987538
Ở đây bài nghiên cứu sự dụng kiểm định giá trị thống kê t( t-statistic) để kiểm định các biến độc lập của mô hình có ý nghĩa không. Với giá trị thống kế t-statistic nằm trong []của các biến lần lượt là REER [-2,17874], biến GDP Việt Nam GDP_VN [ 8,70364] và biến GDP nước ngoài GDP_W [-8,05773], với giá trị kiểm định t-statistic tính toán ở mức ý nghĩa 5% là 2,0106. Như vậy các giá trị thống kê t của các biến độc lập trong mô hình đều lớn hơn giá trị thống kê t tính toán nên các biến REER, GDP_VN, GDP_W điều có ý nghĩa thống kê và phù hợp với lý thuyết. Trong đó tỉ giá thực REER tỉ lệ thuận với cán cân thương mại, trong dài hạn 1% tăng lên của tỉ giá thực REER cán cân thương mại sẽ tăng lên 3,921205%. Tổng thu nhập trong nước biến RDP_VN tỉ lệ nghịch với cán cân thương mại một sự tăng lên 1% GDP_VN làm cho cán cân thương mại giảm xuống 119,3241% đều này cũng phù hợp với lý thuyết. Xét trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi GDP trong nước tăng cũng đồng nghĩa với thu nhâp của người dân được cải thiện làm cho tâm lý sính ngoại của người dân tăng lên, nên hàng nhập khẩu sẽ tăng theo dẫn tới cán cân thương mại giảm. Đối với biến thu nhập trung bình của các đối tác có tỉ trọng thương mại với Việt Nam (GDP_W) có quan hệ thuận với cán cân thương mại, cụ thể 1% tăng lên của GDP_W sẽ làm cán cân thương mại tăng lên 58,71059%, xét trong các điều khác không đổi một sự tăng lên của GDP_W cũng có nghĩa là làm cho thu nhập của người nước ngoài tăng lên dẫn tới nhu cầu của họ đối với hàng nhập khẩu tăng lên, từ đó xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nên làm cho tiết kiệm ròng tăng lên.
Nhìn chung mô hình là có ý nghĩa thể hiện ớ F-statistic=6,987538, tuy nhiên mức độ giải thích của mô hình là không cao thể hiện ở R-squared=0,647742, Adj. R- squared=0,555042 điều này hàm ý rằng việc phá giá đồng tiền một cách riêng lẽ cán cân thương mại cải thiện yếu, mà cần phải đi kèm với các chính sách vĩ mô khác, lúc đó cán cân thương mại mới được cải thiện tốt.
SVTT: Nguyễn Văn Thạnh -20- GVHD: PG. TS. Trần Thị Thùy Linh