Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã bình dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 55)

- Những lợi thế.

4.8.1.Nhóm giải pháp chung

3 Lúa Màu Lúa mùa-

4.8.1.Nhóm giải pháp chung

• Nhóm giải pháp về chính sách.

- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp xã . Gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phân vùng cây trồng, vật nuôi phù hợp với

thế mạnh của từng vùng theo hướng sản xuất có hiệu quả.

Có những chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát triển nông nghiệp với lãi suất thấp, khuyến khích người dân đâu tư vào sản xuất. Đặc biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng

Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác

- Sớm hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hạn chế sự manh mún của đất đai, giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.

- Xây dựng các chính sách trợ giá hợp lý để khuyến khích sản xuất, sử dụng các giống cây, con mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiện tốt các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

- Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, huyện cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

• Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật.

- Ứng dụng tiến bộ KHKT tiên tiến vào thâm canh sản xuất, đẩy mạnh việc đưa cơ khí hoá vào sản xuất và các giống cây, con mới có năng suất chất lượng cao phù hợp với địa phương.

- Bổ sung kinh phí cho sự nghiệp kinh tế nông lâm nghiệp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu chương trình đề án của ngành nông nghiệp đã xây dựng.

- Từng bước đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và mẫu mã, bao bì hàng hoá. - Mở các điểm giới thiệu, quảng cáo sản phẩm tại Xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh, thành phố trong nước.

- Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại.

+ Trang bị, lắp đặt một số máy tính có hoà mạng Internet cung cấp và khai thác thông tin về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, khai thác thông tin thị trường.

+ Thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại.

• Nhóm giải pháp thi trường.

- Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Sớm đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản tại Xã Bình Dương với quy mô phù hợp nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.

- Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng.

• Giải pháp về vốn đầu tư.

- Bình Dương là 1 xã vùng 3 của huyện Hòa An trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm đầu tư của huyện ,của tỉnh sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước chuyển biến tích cực, sản phẩm và giá trị sản xuất nông nghiệp tăng.Tuy nhiên sự phát triển của nghành nông nghiệp chưa đồng đều,còn chậm và chưa vững chắc, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đầu tư.

Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn nghiên cứu, giải pháp quan trọng bây giờ là tăng cường vốn đầu tư. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, của huyện của tỉnh thông qua các kênh vay vốn đồng thời cũng kêu gọi thêm các nguồn tài trợ khách từ các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân, mở rộng các hình thức tín dụng để nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn.

- Hỗ trợ vốn cho cac cá nhân hoặc các doanh nghiệp làm dịch vụ thu mua nông sản để tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông thuận tiện cho việc đi lại giao lưu vận chuyển các loại hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp.Xây dựng thêm các nhà xưởng kho chứa nông sản sau khi thu hoạch.

- Xây dựng hệ thống thủy lợi,hệ thống cấp thoát nước để đáp ứng đủ nước cho mùa vụ.

• Giải pháp về giống.

- Với phương châm tranh thủ các điều kiện sẵn có của các cơ sở nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi tại địa phương, tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

- Đưa các giống ngô, đậu tương có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp trong vụ đông để thay thế bộ giống cũ.

- Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất mô hình rau giống. - Rút kinh nghiệm và phát huy hiệu quả đã đạt được của các mô hình trình diễn thâm canh kết hợp nhân giống tại chỗ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Giải pháp về nguồn nhân lực.

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm tại cơ sở. Lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kĩ thuật, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.

4.8..2. Giải pháp cụ thể

- Đối với đất trồng cây hàng năm.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục vụ sản xuất.

- Tạo điều kiện về vốn cho người dân thông qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội nông dân, hội phụ nữ....

- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi.

- Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nhằm tăng giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của xã.

- Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất.

- Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp.

- Cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật người dân thông qua các buổi hội thảo đầu bờ.

- Quan tâm hơn tới việc bảo quản nông sản sau thu hoạch.

- Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết

-Đối với đất trồng cây lâu năm ( cây ăn quả).

- Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác... phù hợp với từng giai đoạn của cây.

- Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống, phân bón, khuyên khích người dân sử dụng các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với địa phương.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ hướng tới một thị trường ổn định bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã bình dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 55)