Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã bình dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 40)

- Những lợi thế.

4.4.2.Mô tả các loại hình sử dụng đất

3 Đất chưa sử dụng CSD 8.9 8

4.4.2.Mô tả các loại hình sử dụng đất

• Loại hình sử dụng đất chuyên lúa (2L).

Loại hình này được trồng phổ biến ở vùng thấp thuận tiện cho việc tưới tiêu , có sẵn nguồn nước và được phân bố chủ yếu ở các xóm như Bó mỵ, Thin Tẳng, Nà Hoan,Khuổi Rỳ,Nà Phùng, Nà Niển ...

- Vụ xuân: Cấy từ tháng giữa tháng 1 tới giữa tháng 3 (phụ thuộc vào thời tiết) và thu hoạch vào giữa tháng 5 tới đầu tháng 6 .

+ Giống sử dụng trong sản xuất chủ yếu là các giống bản địa thuần nông ngắn ngày như: Bao Thai, Tam nông,kháng dân,...Thời gian sinh trưởng từ 130 – 145 ngày, lượng giống 55- 60 kg/ha.

+ Phân bón gồm: Phân hữu cơ từ 5 – 6 tấn/ha, phân vô cơ: Đạm từ 250 – 300 kg/ha.Phân lân 300 – 350 kg/ha, vôi từ 120 -150 kg/ha.

+ Thuốc bảo vệ thực vật gồm: thuốc diệt cỏ phun 1 lần/vụ phun 2 lọ/ha.Thuốc trừ sâu,thuốc rầu nâu....phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7- 10 ngày khi có dịch bệnh.

- Vụ mùa: Cấy từ tháng 12/06 – 03/07 và thu hoạch vào 20/10 – 25/11. + Giống : chủ yếu là các loại giống lúa lai chịu hạn tốt ngắn ngày như bao thai, Bắc ưu,Nhị ưu,đoàn kết,giống Q2...

+ Phân bón gồm Phân hữu cơ từ 4 – 5 tấn/ha, phân vô cơ: Đạm từ 200 – 250 kg/ha.Phân lân 250 – 300 kg/ha, vôi từ 120 -150 kg/ha.

+ Thuốc bảo vệ thực vật gồm: thuốc diệt cỏ phun 1 lần/vụ phun 2 lọ/ha.Thuốc trừ sâu,thuốc rầu nâu....phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7- 10 ngày khi có dịch bệnh.

+ Năng suất trung bình đạt 41- 42 tạ/ha. • Loại hình 2 lúa – 1 màu.

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có hai kiểu sử dụng đất là: Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông; Lúa xuân - Lúa mùa – Thuốc lá đông xuân.

- Lúa xuân muộn: Gieo 25/2 – 05/3 với các giống lúa: Nhị ưu 838, Tam nông, KD18… có thời gian sinh trưởng ngắn.

- Lúa mùa (mùa muộn) sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như nếp hương, tám thơm các loại.

- Thời vụ gieo trồng:

Nhóm giống Tên giống Vụ xuân Vụ mùa Tuổi mạ

Dài hạn BH88, KI24 Bao thai… 25-30/12 1/7-20/7 7-8 lá Trung hạn B55, CB13, Tam nông… 5-10/1 15/7-25/7 6-7 lá Ngắn hạn Khang dân, Q2, Nếp … 20/2-15/3 20/6-10/7 5-6 lá

( Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Hòa An, 2013)

+ Đối với giống ngắn ngày: tuổi mạ gieo trồng từ 4-5 lá - Ngô đông:

+ Thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: Ngô lai 999, K54,Q3, NK4300 và một số giống ngô địa phương.

+ Thời vụ và cách gieo trồng: Lượng giống sử dụng từ 12-13 kg/ha. Thường gieo 1-2 hạt/ 1lỗ, vì vậy nên làm bầu thêm một ít cây để trồng rặm. Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 30cm hoặc hàng cách hàng 75cm, cây cách cây 35cm.

- Thuốc lá:Cây thuốc lá phù hợp với đất thịt nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất bãi bồi. Đất không chua, nhiễm mặn, phèn. Không chọn đất bị ngập, úng. Để có năng suất cao và giảm chi phí đầu tư chọn đất gần nguồn nước tưới, gần lò sấy.

- Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha : Nitrat amôn 200kg + Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất lượng làm đất ( có hướng dẫn của cán bộ kỷ thuật).

- Thuốc bảo vệ thực vật. Lần phun Ngày sau trồng Đối tượng phòng trừ Hỗn hợp và nồng độ ( Dùng cho bình 16 lít ) Lượng thuốc cần/bình16lít (cho 1000 m2) Lần 1 10 Sâu, bệnh 30ml Carbosan +16 gr Norshield 1 Lần 2 25 Sâu, bệnh 20ml Brightin + 40gr ToMet 2 Lần 3 40 Sâu, bệnh 20ml Permecide + 16gr Norshield 2 Lần 4 60 Sâu, bệnh 20ml Secure + 40gr ToMet 3

• Loại hình lúa – Màu .

Loại hình này cũng khá phổ biến trong xã. Tập trung chủ yếu ở các xóm có địa hình dốc, ruộng bậc thang không đủ nước tới tiêu cỉ chờ nước mưa, loại đất này chủ yếu là vụ xuân trồng ngô, cây thuốc lá .còn vụ mùa thì để cấy lúa.

- Vụ xuân bắt đầu từ 10/02 đến 12/03.

+ Giống ngô sử dụng chủ yếu là các loại giống ngô lai như: CP 989, CP 999, CPA 88, BiO 06 ….Thời gian sinh trưởng từ 115 đến 125 ngày, lượng giống gieo trồng là 20 đến 25 kg/ha.

+ Phân bón gồm phân hữu cơ từ 6- 8 tấn. phân đạm (Urê) từ 180 – 250 kg/ha. phân lân từ 200 – 250 kg/ha, Phân kaliclorua 100- 120 kg/ha.

+ Thuốc bảo vệ thực vật phun 1 lần khi có sâu xám hại cây con hoặc sâu gai lúc cây ngô trưởng thành.

+ Năng suất ngô đạt từ 34 – 35 tạ/ha.

+ Giống cây thuốc lá chủ yếu là dùng giống cung cấp từ các công ty giống , các vườn ươm.1 kg hạt giống trông đc cho 45- 50 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bón phân: Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha : Nitrat amôn 200kg + Kaly sulfat 400 kg + lân 400kg Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất lượng làm đất .

+ Năng suất từ 45 – 50 tạ/ha.

• Loại hình chuyên màu gồm chuyên ngô, ngô – đõ xanh,ngô – thuốc lá. - Kiểu sử dụng đất chuyên ngô: LUT chuyên ngô được gieo trông thành 2 vụ là: Ngô đông xuân – Ngô hè thu, được gieo trồng khoảng tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4 đối với ngô xuân.Ngô hè – thu được gieo trồng từ tháng 7 và thu hoạch cuối tháng 10.Năng suất từ 34- 36 tạ/ha.

- Kiểu sử dụng đất ngô đông xuân – đỗ xanh hè thu. LUT này được gieo trồng ở những vùng đất xám chân núi, đất có lẫn sỏi .Ngô đông xuân được trồng tháng 1 đến 10/2 thu hoạch vào cuối tháng 4 còn đỗ xanh được gieo trồng vào tháng 7 thu hoạch vào cuối tháng 9 đầu tháng 10.Giống đỗ

xanh chủ yếu là các giống đỗ xanh bản địa.Phân bón phân hữu cơ 3- 4 tấn/ha, phân lân 120 – 200 kg. Thuốc trừ sâu phun khi có sâu ăn lá.

- Kiểu sử dụng ngô – thuốc lá đông xuân. LUT này được áp dụng đối với những thửa đất gần nhà thuận tiện cho việc vận chuyển, thiếu nước không trồng được lúa. Loại hình này được áp dụng phổ biến tại các xóm như Nà Hoan, Nà niển,Thin Tẳng…

• Loại hình sử dụng cây lâu năm:

- Cây ăn quả: Cây ăn quả được trồng trên địa bàn xã chủ yếu là vải, nhãn, mận, cam quýt…

+ Vải: Giống vải chủ yếu là giống vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải Hùng Long (Phú Thọ), vải Bình Khê (Quảng Ninh)...Vải được trồng vào vụ xuân tháng 2-3 và đầu tháng 4, vụ thu là tháng 8 - 10. Mật độ, khoảng cách trồng khoảng 8,5m×8,5m hoặc 7,5m×7,5m, vùng đất bằng 7,5m×6,5m hoặc 6,5m×6,5m.

+ Nhãn: Giống nhãn chủ yếu là nhãn lồng, nhãn cùi..thời vụ trồng là vụ xuân tháng 3 - 4 và vụ thu vào tháng 9 - 10.

+ Mận: Giống mận chủ yếu là mận tam hoa, mận cơm, thời vụ trồng vào tháng 9-10 thu vào tháng 5- 6.

- cây công nghiệp lâu năm: Cây hạt dẻ cũng là cây công nghiệp lâu năm được trồng chính trên địa bàn huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Được người dân trồng tương đối nhiều và là đặc sản truyền thống của tỉnh Cao Bằng.

+ Thời vụ gieo trồng: Cây hạt dẻ được đóng bầu cao khoảng từ 60 - 70 cm thì tiến hành trồng. Thời gian trồng thường bắt đầu từ tháng 3 tháng 4

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã bình dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 40)