Các giải pháp cải thiện tính chất đất : - Duy trì, bảo vệ thực vật rơi rụng. - Duy trì cây bụi thảm tươi.
- Phát triển thực vật che phủ bằng cách trồng xen các cây như Cốt khí, Muồng muồng, Muồng lá nhọn,… vì chúng có khả năng cải tạo đất.
Các biện pháp nhằm nâng cao độ xốp:
- Bón phân hữu cơ cải tạo thành phần cơ giới đất. - Cuốc xới vào thời gian độ ẩm không khí cao. - Các giải pháp cải thiện độ dày tầng đất:
- Phải canh tác đất hợp lý, kiểm soát được xói mòn như trồng cây theo đường đồng mức.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Trong hai lọai rừng thì rừng keo 6 năm tuổi có dung trọng dao động trong khoảng 0.95 - 1.22, rừng keo 3 năm tuổi dao động trong khoảng 1.05 - 1.29. Dung trọng của rừng keo 6 năm tuổi có dung trọng thấp hơn rừng keo 3 năm tuổi nghĩa là đất rừng keo 6 năm tuổi có lượng mùn cao, độ xốp lớn hơn đất rừng keo 3 năm tuổi.
- Tỷ trọng càng nhỏ thì đất càng nhiêu chất hữu cơ. Tỷ trọng đất dao động trong từ 2.52 - 2.75. Trong đó tỷ trọng đất rừng keo 6 năm tuổi < đất rừng keo 3 năm tuổi và tăng dần theo chiều sâu của đất. Càng xuống sâu tỷ trọng càng tăng nghĩa là hàm lượng chất hữu cơ trong đất càng giảm.
- Độ xốp (X): Đất càng tốt thì độ xốp càng cao, số khe hở trong đất càng nhiều, đất càng dễ thấm hút nước. Kết quả phân tích cho thấy độ xốp đất ở hai loại rừng dao động từ 50.55 đến 64.55%. Độ xốp giảm dần theo thứ tự rừng keo 6 năm tuổi < rừng keo 3 năm tuổi và theo chiều sâu tầng đất ở hai loại rừng. Càng xuống sâu độ xốp càng giảm.
- Độ ẩm: Độ ẩm càng cao thì khả năng thấm nước của đất càng giảm. Hai loại rừng có độ ẩm dao động từ 20.44 - 24.73. Độ ẩm của rừng keo 6 năm tuổi < rừng keo 3 năm tuổi.
Tốc độ thấm nước ban đầu của đất rừng trồng keo 6 năm tuổi khá cao biến động trong khoảng 7.98 – 8.44 (mm/phút), đất rừng trồng keo 3 năm tuổi có tốc độ thấm nước ban đầu thấp hơn biến động trong khoảng 6.69 – 7.37(mm/phút).
Từ số liệu điều tra các chỉ tiêu : tốc độ thấm ban đầu(Vo), độ xốp tầng mặt (X), độ ẩm tầng mặt (Wđ) đã xây dựng được phương trình tương quan
như sau: Vo = 3.120X + 36.01 với R2 = 0.828 và Vo = -0.561X + 26.66, với R2 = 0.326. Như vậy là tốc độ thấm nước ban đầu của đất tỷ lệ thuận với độ xốp tầng đất mặt và tỷ lệ nghịch với độ ẩm.
Tốc độ thấm nước ổn định của đất rừng trồng keo 6 năm tuổi là cao nhất biến động trong khoảng 1.97 – 2.50 (mm/phút), đất rừng trồng keo 3 năm tuổi có tốc độ thấm nước ổn định thấp hơn biến động trong khoảng 1.22– 1.61(mm/phút).
Từ số liệu điều tra đã xây dựng được phương trình tương quan giữa tốc độ thấm ổn định (Vc mm/phút) và độ xốp (X%) Phương trình như sau: Vc =6.934X + 46.15 với hệ số tương quan R2 = 0.797. Ta thấy tốc độ thấm nước ổn định của đất tỷ lệ thuận với độ xốp.
Tổng lượng thấm của hai loại rừng khá cao biến động trong khoảng từ 138.56 - 451.06 mm. Trong đó tổng lượng thấm của rừng trồng keo 6 năm tuổi biến động trong khoảng từ 429.68 - 451.06 mm, cao hơn tương đối nhiều so với rừng trồng keo 3 năm tuổi chỉ từ 138.56 - 172.73mm.
5.2. Kiến nghị
Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và quản lý sử dụng tài nguyên nước. Nên các cơ quan quản lý cần tăng cường các chương trình “phủ xanh đất trống , đồi trọc”, “giao đất giao rừng” cho dân để tăng diện tích rừng.
Do thời gian nghiên cứu đề tài còn ngắn, việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên cần được nghiên cứu sâu rộng hơn trong những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Điển, Phạm Đức Tuấn (2006) “ Ngiên cứu khả năng giữ nước ở một số thảm thực vật ở vùng phòng hộ thủy điện tỉnh Hòa Bình” ,luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Tây”.
2. Phạm Văn Điển (2009) “Chức năng phòng hộ nguồn nước của rừng ” NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, 2009.
3. Nguyễn Thế Đặng cùng các tác giả (2006), “ Giáo trình đất trồng trọt”, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
4. Đỗ Thị Lan và cộng sự Trương Thành Nam, Nguyễn Đăng cường ( 2010) “ Ngiên cứu khả năng thấm và giữ nước tiềm tàng của đất rừng nhầm góp phần hạn chế xói mòn và dự báo lũ rừng cho huyện Định Hóa, Thái Nguyên”
5. Nguyễn Thế Hùng, Đàm Xuân Vận (2008) “Bài giảng nghiên cứu và thống kê môi trường”, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Đặng Văn Minh cùng các tác giả (2006) “Giáo trình đất lâm nghiệp” Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
7. Vu Chí Dân và Vương Lễ Tiên (2001), “Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dượng nguồn nước”, Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh, Trung Quốc, (Nguyễn Tiến Nghên dịch), Tài liệu tham khảo Bộ môn Lâm sinh, trường Đại học Lâm nghiệp.
8.Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), “Nghiên cứu đặc trưng thấm và giữ nước tiềm tàng tại Núi Luốt, Xuân Mai, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.
9. Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải (1997), “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và
nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước”, Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thị Thúy Hường (2009), “Ngiên cứu khả năng thấm nước của đất tại một số mô hình sử dụng đất khác nhau ở huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình”. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp
11. Nguyễn Viết Phổ (1992), “Các vấn đề thủy văn và rừng nhiệt đới”, Tạp chí Lâm nghiệp, Bộ Lâm nghiệp 1992.
12.Trần Kông Tấu, Ngô Văn Phụ, Hoàng Văn Huầy (1986), thổ nhưỡng học tập 2, Nhà xuất bản Đại và Trung học, 1986.
13.Trang web: http://vi.wikipedia.org/wiki/Rừng.
14. Ủy Ban Nhân Dân xã Thịnh Đức (2014) “ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phương hương phát triển KTXH năm 2014”
15. Trạm khí tượng Thái Nguyên (2013), “Tổng lượng mưa các tháng trong các năm từ 2011 – 2013”.
16. La Thu Phương (2011), “Bài giảng rừng và môi trường”, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
PHỤ LỤC Hình 1. Phẫu diện đồi keo 6 năm tuổi
Hình 3. Rừng keo 6 năm tuổi
Hình 5. Lấy mẫu bằng ống dung trọng
Hình 7. Phân tích tỷ trọng đất của hai loại rừng