Đất đai ,thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất rừng trồng keo xã thịnh đức thành phố thái nguyên (Trang 27)

Theo số liệu thống kê ngày 01/01/2013 xã có diện tích tự nhiên là 1.612,69 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp 906,60 ha, chiếm 78,45% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp 302,62 ha, chiếm 18,76% diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng là 45,00 ha, chiếm 2,79% diện tích tự nhiên. Xét theo tính chất thì đất đai của xã có các nhóm sau:

* Nhóm đất phù sa

Chiếm tỷ lệ ít, có nền địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa, do thời gian và địa hình, được chia thành các nhóm sau:

Đất phù sa không được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần chủa yếu là thịt trung bình, loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa.

Đất phù sa ít được bồi hàng năm, trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, hơi nghèo mùn, đạm tổng số trung bình, lân và kali tổng số nghèo. Tuy nhiên do phân bố ở địa hình vàn cao nên đất tơi xốp, thoát nước tốt, thích hợp với cây màu như khoai tây, rau, ngô, đậu, cây chè...

* Nhóm đất xám bạc màu

- Đất bạc màu phát triển trên đất phù sa cũ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi.

- Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, trên thành phần cơ giới trung bình, đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo.

- Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralitic và đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralitic

* Nhóm đất feralitic

Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, cát kết, phiến thạch sét. Đất feralitic biến đổi do trồng lúa, đất feralitic nâu vàng trên phù sa cổ, đất feralitic nâu tím phát triển trên phiến thạch sét, đất feralitic vàng đỏ phát triển trên sa thạch, răm kết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng thấm và giữ nước của đất rừng trồng keo xã thịnh đức thành phố thái nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w