4. CON ĐƯỜNG BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.4.1. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng ở chủ nghĩa Mác-Lênin và quyết định đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh - người cộng sản đầu tiên của Việt Nam - đã sớm xác định độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Từ lý tưởng cao cả ấy, Hồ Chí Minh thấy cần phải có một đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào cách mạng. Chính vì vậy, từ những năm 1920 trở đi, Người tích cực chuẩn bị cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một trang mới trong lịch sử dân tộc ta.
Trong Đường cách mệnh, Người chỉ rõ: công nông là gốc cách mạng nhưng “trước phải làm cho dân giác ngộ”. Dân phải được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực lượng to lớn, mới là chủ, là gốc cách mạng được. Nếu dân không được tổ chức thì như đũa “mỗi nơi một chiếc”. Để thực hiện được điều đó, “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi”1. Để Đảng vững được “phải có chủ nghĩa làm cốt”2. Như vậy, Đảng không bao giờ “hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân cho giai cấp khác”. Đảng dìu dắt giai cấp vô sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam là để đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho toàn thể dân tộc.
1 Sđd. T2, tr. 267-268 2 Sđd. T2, tr. 267-268
Chỉ có một Đảng như thế mới có thể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, phồn vinh cho cả đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đó cũng là thời điểm Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền.