Biện pháp

Một phần của tài liệu tài liệu tư tưởng hcm chỉnh sửa - phục vụ cho công tác giảng dạy (Trang 45)

4. CON ĐƯỜNG BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦNGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

4.2.2. Biện pháp

Quán triệt hai nguyên tắc phương pháp luận này, Hồ Chí Minh xác định phương châm thực hiện bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: dần dần, thận trọng từng bước một, từ thấp đến cao, không chủ quan nôn nóng và sự tuần tự của các bước đi do điều kiện khách quan quy định. Mặt khác, phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, không làm bừa, làm ẩu mà phải phù hợp với điều kiện thực tế. Trong các bước đi, đặc biệt chú trọng công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, coi đó là “con đường phải đi của chúng ta”, Hồ Chí Minh đã gợi ý nhiều phương thức, biện pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên thực tế, Người đã sử dụng một số cách làm cụ thể sau:

- Thực hiện cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.

- Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền khác nhau trong phạm vi một quốc gia.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để thực hiện thắng lợi kế hoạch.

- Trong điều kiện nước ta, biện pháp cơ bản, quyết định, lâu dài trong xây dựng chủ nghĩa xã hội là đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh cho rằng, phải huy động hết tiềm năng, nguồn lực có trong dân để đem lại lợi ích cho dân. Nói cách khác, phải biến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền là tập hợp lực lượng, đề ra đường lối, chính sách để huy động và khai thác triệt để các nguồn lực của dân, vì lợi ích của quần chúng lao động.

Tóm lại: Con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thực hiện những nội dung sau:

Về chính trị: giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đảng phải được chỉnh đốn, nâng cao sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Mặt khác, củng cố, tăng cương vai trò của nhà nước. Phải xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Về kinh tế: Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ chế quản lí kinh tế. Người nhấn mạnh việc tăng gia sản xuất gắn với tết kiệm không ngừng nâng cao năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa.

Về Văn hóa – xã hội: Người nhấn mạnh đến vấn đề con người mới: Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghiã, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển của CNXH. Muốn xây dựng CNXH nhất định phải có học thức, cần phải học cả văn hóa, chính trị, kĩ thuật. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

5.1. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao quát những vấn đề cốt lõi, cơ bản nhất, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin.

Hồ Chí Minh là người tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta.

Nhân dân ta đã đấu tranh giành được độc lập dân tộc, từng bước quá độ dần lên chủ nghĩa xã hội. Vì chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được khát vọng của toàn dân tộc:

Độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi người dân Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc.

Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, biết cách sử dụng các thành tựu của loài người phục cụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần.

5.2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nội lực để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với phát triển kinh tế tri thức

Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phải biết phát huy mọi nguồn lực trong nước, có phát huy mạnh mẽ nội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải thật to lớn. Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần phải giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội.

- Chăm lo mọi đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc tạo nên sự đồng thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

5.3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ở cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, xu thế toàn cầu hoá. Chúng ta cần ra sức tranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ. Tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềm lực quốc gia.

5.4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội

Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, một Nhà nước thật sự của dân, do dân, và vì dân. Muốn vậy phải:

- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng “đạo đức, văn minh”. Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi công việc.

- Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội - chủ nghĩa mạnh mẽ, của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cách đồng bộ.

- Bằng các giải pháp thiết thực, hình thành đội ngũ cán bộ liêm khiết, trung với nước, hiếu với dân; đưa ra khỏi bộ máy chính quyền những “ông quan cách mạng”, lạm dụng quyền lực để mưu cầu lợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội

- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước, đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xây dựng nước nhà. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thành quốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức, một hành vi văn hoá như Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một dân tộc biết cần, biết kiệm” là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc

chắn sẽ thắng được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần.

Câu hỏi ôn tập

1. Phân tích tính tất yếu khách quan, hợp quy luật của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất, về bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội . Đảng ta đã vận dụng những quan điểm

Chương 4

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM A. Mục đích

- Làm cho người học nắm được những quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò, và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

- Thấy được những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản. Nhằm củng cố niềm tin khoa học vào Đảng, vào chế độ, để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở Việt Nam hiện nay.

B. Yêu cầu

- Làm rõ cơ sở khoa học, nội dung quan niệm của Hồ Chí Minh về: - Vai trò, và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.

- Thấy được sáng tạo của Hồ Chí Minh về tổ chức, xây dựng Đảng Cộng sản. - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng ở nước ta.

C. Nội dung

1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu tài liệu tư tưởng hcm chỉnh sửa - phục vụ cho công tác giảng dạy (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)