Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 45)

a) Ở tầm vĩ mô: Hoàn thiện hệ thống thiết chế nhà nước để sớm hình thành hệ thống đổi mới tầm ngành, vùng sản phẩm và hệ thống đổi mới quốc gia lấy DN làm trung tâm vì sự đổi mới dẫn đến sản phẩm mới đều diễn ra ở DN và chỉ hoạt động có hiệu quả của DN mới đem lại phồn vinh cho đất nước. Đổi mới vai trò của Chính phủ từ chỉ huy theo kiểu mỗi Bộ trưởng là một tư lệnh sang vai trò hỗ trợ (suporting) đối với các thành phần của hệ thống Đổi mới quốc gia đặc biệt là DN. Nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ với các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các khu CNC, vườn ươm DN, vườn ươm Công nghệ, các DN CNC và các thiết chế tài chính thông thoáng, thanh khoản nhanh gọn phù hợp với thông lệ quốc tế.

b) Đối với các Bộ ngành và địa phương: Rà soát DN thuộc diện sở hữu nhà nước để tiếp tục sắp xếp và tiến hành CPH tiếp theo đồng thời rà soát và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ quá trình này. Rà soát các chính sách khuyến khích phát triển KH&CN quốc gia thúc đẩy nghiên cứu đổi mới gắn với việc năng cao năng lực đổi mới cho DN và năng lực công nghệ quốc gia.

Đổi mới việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ NC&TK hướng vào hỗ trợ DN và theo hướng áp dụng phương thức quản lý theo dự án ĐMCN đối với một số nhiệm vụ NC&TK. Tổng kết và hoàn thiện phương thức quản lý mới, để đề xuất phát triển áp dụng trong thực hiện các nhiệm vụ NC&TK ưu tiên nhằm tạo các dự trữ công nghệ cho đổi mới..

Hoàn thiện cơ chế trích lập quỹ phát triển KH&CN cho DN trên cơ sở lợi nhuận trước thuế với các hướng dẫn cụ thể khả dụng hơn các hướng dẫn hiện hành để tạo nguồn lực cho ĐMCN tại các DN.

Hoàn thiện trong thực tế các chính sách nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các DN và các tổ chức KH&CN. Sửa đổi và Hướng dẫn cụ thể các điều liên quan đến Nghị định 115/2005/NĐ-CP.

Nhà nước phải có những biện pháp để cho cơ chế thị trường phát huy tác dụng

c) Đối với các doanh nghiệp:

Nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động đổi mới trong xu thế hội nhập, trong đó DN có vai trò là chủ thể đổi mới, trung tâm liên kết các yếu tố của hệ thống đổi mới. Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực NC&TK và ứng dụng kết quả NC&TK, kết hợp với tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Hướng đến hình thành bộ phận NC&TK độc lập, có chiến lược NC&TK, có chính sách khuyến khích NC&TK, để phát triển hoạt động NC&TK phục vụ có hiệu quả nhu cầu ĐMCN.

Tham gia các chương trình hỗ trợ ĐMCN từ ngân sách Nhà nước và chủ động tìm kiếm sự liên kết với các tổ chức NC&TK trong và ngoài tỉnh để thực hiện. Gắn kết NC&TK với quá trình ĐMCN tại DN thông qua các hoạt động sáng tạo công nghệ mới hoặc cải tiến các công nghệ nhập từ bên ngoài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Hữu Bảy (2009) CPH rút ngắn- mô hình chuyển đổi Narime, Tạp chí hoạt động khoa học tháng 4.

2. Trần Ngọc Ca: (2000) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đôỉ mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam; Báo cáo đề tài cấp bộ.

3. Trần Ngọc Ca: (2004) Lý thuyết Công nghệ và Quản lý công nghệ,

4. Trần Ngọc Ca: (2005) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Viện nghiên cứu CL&CS KH&CN, Báo cáo đề tài cấp bộ.

5. Nguyễn Đăng Dậu- Nguyễn Xuân Tài ( 2003) Giáo trình Quản lý Công nghệ. Nxb Thống kê

6. Vũ Cao Đàm: (2006), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục

7. Vũ Cao Đàm, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng (2011) Phân tích và thiết kế chính sách cho phát triển. Nxb Dân trí Hà Nội

8. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Võ Hưng & Trần Ngọc Ca (2003), Case Studies of Foreign Direct Investment in Viet Nam, Project Working Paper London Business School.

9. Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Võ Hưng & Klaus M (2003), Survey of Foreign Direct Investment in Viet Nam, Project Working Paper London Business School.

10. Nguyễn Thanh Hà& Nguyễn Võ Hưng (2003b) Innovation Survery of Domestic

Firms. Project Working Paper. NISTPASS

11. Nguyễn Võ Hưng Nghiên cứu cơ chế, chính sách khoa học và công nghệ khuyến

khích ĐMCN đối với DNNVV của Việt Nam có vốn nhà nước. Viện Chiến lược

và Chính sách Khoa học và công nghệ, Báo cáo đề tài cấp Bộ 2003

12. Bộ KH&CN: Báo cáo đề tài Nghiên cứu cơ chế, chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới CN đối với DN V&N có vốn Nhà nước. Hà Nội, 2002

thuật; Hà Nội, 1996

14. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các DNđầu tư vào hoạt động KH&CN; Hà Nội, 1999.

15. Phí Văn Lịch: Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong 10 năm qua. Tạp chí Hoạt động khoa học số 2/1998

16. Nguyễn Danh Sơn: ĐMCN trong các DNNN Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 5/2000

17. Nguyễn Thanh Tùng (2008) Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn một số kỹ năng quản lý nghiệp vụ ĐMCN cho DNvừa và nhỏ của Việt Nam.. Viện Chiến lược và

Chính sách KH&CN, Báo cáo đề tài cấp Bộ 2007

18. Lê Viết Thái và ctv.: DN vừa và nhỏ - Hiện trạng và những kiến nghị giải pháp; Hỗ trợ DNVVN Việt Nam, Hà Nội – 2000

19. Tổng luận khoa học, công nghệ, kinh tế Một số chính sách và biện pháp khuyến

khích ĐMCN ở DN. Số 2-2000 (151)

20. Tổng cục thống kê (2002 a), Niên giám thống kế 2003. Nxb Thống kế

21. OECD science, technogy and industry outlook 2002: country response to policy

questionnaire (China).

22. OECD science, technogy and industry outlook 2008. 23. OECD (2005b), SME and Entrepreneurship Outlook

24. Rosengger, N.(1994) Exploring the Black Box: Technology, Economics and

History, Cambridge University Press

25. Schumpeter J (1994) The Theory of Economic Development, Harvard University Press, Cambrigdge, Massachusetts.

Một phần của tài liệu Tác động của cổ phần hóa đối với hoạt động đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 45)