1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống: Ngày nay, khi tiến hành nghiên cứu khoa học hầu hết các ngành đều đi theo xu hƣớng tiếp cận hệ thống. Mọi sự vật hiện tƣợng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, đƣợc gọi là một hệ thống. Các hệ thống thƣờng bao gồm nhiều thành phần, giữa các thành phần với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Đồng thời, giữa hệ thống và môi trƣờng bên ngoài cũng có sự thống nhất chặt chẽ. Quan điểm hệ thống đƣợc coi là quan điểm bao trùm khi nghiên cứu, đánh giá một vấn đề của địa lý.
Đất là yếu tố tự nhiên đƣợc cấu thành bởi hệ thống các yếu tố tự nhiên và luôn tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau tạo thành một hệ thống động lực hỗ trợ điều chỉnh và cân bằng động. Tiếp cận hệ thống theo quan điểm cấu trúc trong địa lý là nghiên cứu các cấu trúc và mối quan hệ. Trong mỗi đơn vị địa hệ sinh thái nông – lâm là một hệ thống với cấu trúc đứng: địa chất, địa mạo, khí hậu, chế độ nƣớc, tính chất đất... và đƣợc phân hóa theo không gian lãnh thổ. Phƣơng pháp này sẽ cho phép nội suy các hợp phần chƣa có số liệu đầy đủ khi đặt chúng trong một hệ thống. Sự liên quan có tính nhân quả giữa các nhân tố phát sinh là cơ sở tốt của việc áp dụng phƣơng pháp này để đánh giá. Việc nghiên cứu vấn đề theo quan điểm hệ thống là đồng nghĩa với việc xác định các cấu trúc tồn tại tại khu vực nghiên cứu và các mối quan hệ thông qua các đƣờng trao đổi vật chất và năng lƣợng.
- Quan điểm tổng hợp: Theo Docustraev: “Đất là kết quả của sự tác động đồng thời, tƣơng hỗ của đá mẹ, địa hình, khí hậu, thủy văn...”. Vì vậy, khi nghiên
22
cứu đánh giá thích nghi sinh thái đất phải xem xét tất cả các điều kiện hình thành. Mặt khác, sự tác động của đất đối với cây trồng là từ tổng thể nhiều đặc tính của đất nhƣ độ dày, mùn, thành phần cơ giới... và các mức độ thực thi biện pháp cải tạo đặc tính đất. Do đó, khi đánh giá để đề xuất loại hình sử dụng đất cần phải xem xét đồng thời, tổng hợp nhiều chỉ tiêu.
Quan điểm tổng hợp còn thể hiện trong nghiên cứu đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời đối với các đơn vị cảnh quan địa mạo – thổ nhƣỡng.
Đối với cây trồng thì chúng đồng thời cũng chịu ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố tự nhiên khác nhau, trong đó đặc biệt chịu sự tác động của thổ nhƣỡng (tầng dày, độ ẩm đất, thành phần vật chất của đất,...) và địa mạo (độ cao, độ dốc, hƣớng sƣờn, chiều dài sƣờn,...). Vì vậy khi nghiên cứu và đánh giá cảnh quan địa mạo – thổ nhƣỡng phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đất rất chú ý tới quan điểm tổng hợp nhằm xây dựng một số mô hình kinh tế sinh thái.
- Quan điểm lãnh thổ: Sự phân hóa không gian là đặc tính điển hình của lớp vỏ cảnh quan. Trong cấu trúc cảnh quan, đất và sinh vật đƣợc các nhà khoa học coi là tấm gƣơng phải chiếu của cảnh quan – phản ánh mối quan hệ cấu trúc bên trong. Vì thế khi nghiên cứu đất cần phải phát hiện đƣợc sự khác biệt theo không gian. Sự khác biệt về đất sẽ kéo theo sự khác biệt về loại hình sử dụng hợp lý tƣơng ứng. Vì thế muốn đánh giá đất đai phụ vụ cho quy hoạch phát triển sản xuất cần phải đứng trên quan điểm lãnh thổ.
- Quan điểm lịch sử: Các yếu tố hình thành đất không những phân hóa theo không gian mà còn vận động theo thời gian qua đó làm cho đất cũng không ngừng thay đổi. Vì vậy khi đánh giá và định hƣớng quy hoạch sử dụng phải dựa vào sự vận động của đất để từ đó định hƣớng mới có giá trị lâu dài.
1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Một số phƣơng pháp đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn:
- Phương pháp chuyên gia:Tham vấn ý kiến của các chuyên gia để: Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây dong riềng; Chất lƣợng đặc thù của sản phẩm;
23
Xác định danh tiếng của sản phẩm; Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng trồng, sản xuất và chế biến miến dong.
- Điều tra có sự tham gia (PRA):Điều tra các tác nhân (ngƣời sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng) để: xác định các dấu hiệu nhận biết sản phẩm, các dấu hiệu địa lí và con ngƣời tạo nên chất lƣợng đặc thù của sản phẩm; tƣ liệu hóa quy trình kỹ thuật sản xuất và bảo quản sản phẩm.
- Nghiên cứu ngành hàng: Phân tích các kênh tiêu thụ để đánh giá đƣợc danh tiếng, uy tín, chất lƣợng của sản phẩm trên thị trƣờng và sự phân bố chất lƣợng sản phẩm trong không gian - thời gian.
- Đánh giá định tính và định lượng:Đánh giá cảm quan theo TCVN để xác định các dấu hiệu chất lƣợng đặc thù của miến dong về màu sắc, mùi, vị... Các phân tích lý hóa để nghiên cứu các chỉ tiêu sinh hóa.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu địa mạo:
+ Phương pháp trắc lượng hình thái
Mục đích của phƣơng pháp này là phân tích định lƣợng địa hình bề mặt Trái Đất để góp phần giải các vấn đề nguồn gốc và động thái của nó. Trong đó, có thể nghiên cứu hình thái địa hình về: độ cao tuyệt đối, độ cao tƣơng đối, độ dốc, hƣớng sƣờn, mật độ chia cắt ngang và chia cắt sâu… kết quả sẽ giúp cho việc xác định đƣợc các vị trí sẽ xảy ra lũ quét.
Với đặc điểm địa hình liên quan đến đặc điểm địa mạo – thổ nhƣỡng nhƣ độ dốc, hƣớng sƣờn, mức độ bằng phẳng, độ chia cắt ngang, độ chia cắt sâu… là những chỉ số quan trọng trong đánh giá sự quan trọng của địa mạo thổ nhƣỡng tới chất lƣợng của loại cây trồng trong khu vực đó.
Độ dốc quy định tốc độ của dòng chảy cũng nhƣ ảnh hƣởng tới quá trình xói mòn bề mặt và quá trình tích tụ mùn trên vùng đó.
Mức độ bằng phẳng quy định tính chất vật liệu cấu tạo nên địa hình. Độ chia cắt ngang quy định kiểu dòng chảy.
Độ chia cắt sâu quy định bồn thu nƣớc, hình thái hệ thống sông suối.
24
Phƣơng pháp này nhằm xác định mối liên hệ giữa địa hình với cấu trúc địa chất, về các mặt cấu trúc kiến tạo và thạch học. Tìm ra sự phụ thuộc của hình thái địa hình đối với các điều kiện cấu trúc và thạch học nhƣ trên cơ sở của hiện tƣợng xâm thực chọn lọc (các loại đá mềm bị xâm thực mạnh hơn các loại đá cứng). Nhiều đặc điểm hình thái đƣợc quy định bởi đặc điểm thạch học. Chẳng hạn, khi nghiên cứu địa mạo lục địa, ngƣời ta dễ dàng phân biệt đƣợc sự khác biệt giữa địa hình đƣợc thành tạo trên các đá mắc ma xâm nhập, mắc ma phun trào, đá trầm tích lục nguyên có thế nằm ngang hoặc nghiêng, đá vôi….
Các đặc điểm của trầm tích bở rời (thành phần độ hạt, thành phần khoáng vật, đặc điểm tƣớng…) cũng có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu thành phần cơ giới của đất. Các đặc điểm trầm tích nêu trên là một trong những chỉ tiêu để phân tích lịch sử phát triển của địa hình đang đƣợc nghiên cứu. Ngoài ra chúng còn quyết định đến độ thấm nƣớc của lớp vỏ phong hoá, đó chính là yếu tố quan trọng quyết định loại thực vật nào phù hợp trên vùng đất đó.
+ Phương pháp địa mạo động lực
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phát hiện sự biến đổi của địa hình, tìm ra những động và quá trình tác động lên địa hình trong mối liên hệ với điều kiện cấu trúc địa chất, vận động tân kiến tạo và những điều kiện khí hậu hiện đại. Phƣơng pháp này không những giúp giải thích mà còn dự báo đƣợc sự phát triển của địa hình.
+ Phương pháp nguồn gốc lịch sử
Phƣơng pháp này nghiên cứu lịch sử phát triển của địa hình đang tồn tại trên bề mặt Trái Đất cũng nhƣ đã bị phá huỷ hoặc bị chôn vùi trong lòng đất.
Qua các dấu hiệu trên địa hình ta rất dễ nhận ra quá trình địa mạo nào gắn với thổ nhƣỡng đó. Từ đó có thể đề xuất các vùng nguyên liệu và quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa hình đó.
- Phân tích nông hóa và thổ nhưỡng: Phƣơng pháp của FAO để tìm hiểu các tính chất đặc thù về nông hóa và thổ nhƣỡng của đất trong vùng sản phẩm thông qua việc mô tả, phân tích phẫu diện và phân tích các thành phần lý hóa của đất (cấp hạt, pH, OC, P2O5ts, P2O5dt, K2Odt, K2Ots…).
- Phân tích thống kê: Phân tích các thành phần chính, thống kê mô tả và thống kê hồi qui để tìm ra mối tƣơng quan giữa các yếu tố địa lý với chất lƣợng đặc
25
thù của cây dong riềng (khí hậu, nông hóa và các chỉ tiêu sinh hóa: Độ Brix, hàm lƣợng đƣờng, Vitamin, carotene…).
- Địa lý nông nghiệp: Nghiên cứu cảnh quan (khảo sát địa hình, địa mạo, độ dốc, quần thể, địa vật, đọc cảnh quan…) để nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trƣờng sống của cây dong. Sử dụng GPS để xác định tọa độ vùng sản xuất, địa điểm lấy mẫu, đo độ cao… Kỹ thuật GIS để xây dựng và xử lý các lớp thông tin về vùng sản phẩm và khoanh vùng địa lý cho khu vực mang chỉ dẫn địa lý.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS): để lập ra các bản đồ, chồng ghép bản đồ để đƣa ra đƣợc bản đồ quy hoạch vùng sản xuất.
- Phương pháp thực địa:Để kiểm tra mức độ chính xác của tài liệu, số liệu; thu thập, bổ sung những số liệu còn thiếu và tìm thiểu sự phân hóa lãnh thổ, cùng nhƣ hiệu quả kinh tế – xã hội, môi trƣờng của một số loại hình sản xuất chính. Việc thực địa sẽ giúp cho việc tìm hiểu sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên, chia cắt của địa hình, hƣớng chảy của các con sông, ranh giới của các loại đất.
- Phương pháp địa lý so sánh: Đất có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố xác định trong sự phát sinh và phát triển của nó. Theo nguyên lý hình thành đất, có thể tiến hành khảo sát đất và các nhân tố hình thành đất tại các điểm khác nhau, sau đó phân tích mối tƣơng quan giữa chúng và có thể nhận biết đƣợc sự khác hoặc giống nhau giữa các loại đất cũng nhƣ qui luật hình thành và phân bố không gian. Trên cơ sở đó, so sánh chất lƣợng cây dong riềng trồng ở Bình Liêu với cây dong riềng trồng ở một số tỉnh thành khác trên cả nƣớc để tìm ra sự khác biệt.
26
Kết luận chƣơng 1
Theo thống kê, nƣớc ta có gần 1.000 sản phẩm thuộc loại đặc sản nông nghiệp, nhƣng hiện mới chỉ có 35 sản phẩm đƣợc đăng ký chỉ dẫn địa lý. Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý không những tạo cơ hội về kinh doanh, thƣơng mại, mà còn góp phần thúc đẩy quá trình văn minh hóa nông thôn và duy trì văn hóa truyền thống của các vùng, khu vực, quốc gia. Đồng thời đăng ký chỉ dẫn địa lý cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn, vùng núi, cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của ngƣời dân tại địa phƣơng có sản phẩm đƣợc đăng ký.
Cây dong riềng của huyện Bình Liêu là loại cây đã đƣợc trồng từ rất lâu đời, và sản phẩm chế biến Miến dong Bình Liêu đã khẳng định đƣợc giá trị đặc thù về mặt chất lƣợng của sản phẩm, mà không giống với nơi nào. Hiện nay, việc trồng và chế biến dong riềng Bình Liêu ngày càng đƣợc đẩy mạnh, góp phần tăng thêm giá trị kinh tế cho ngƣời trồng và chế biến dong.
Trƣớc đây, các tác giả nghiên cứu về Chỉ dẫn địa lý mới chỉ dừng lại ở vấn đề thị trƣờng, vấn đề xã hội, truyền thống sản xuất..., một vài yếu tố địa lý nhƣ: thời tiết, khí hậu, độ ẩm, đất mẹ, chứ chƣa chú trọng đến việc nghiên cứu điều kiện địa mạo – thổ nhƣỡng của khu vực trồng cây đặc sản. Vì vậy, việc nghiên cứu điều kiện địa mạo – thổ nhƣỡng là một yếu tố chính ảnh hƣởng đến chất lƣợng đặc thù của cây đặc sản là một điều cần thiết, đồng thời xây dựng đƣợc bản đồ khu vực địa lý tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý là điều hết sức cần thiết.
27
CHƢƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH THỔ NHƢỠNG
Ở KHU VỰC HUYỆN BÌNH LIÊU
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Bình Liêu là một huyện miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý:
- Từ 21º26’15” đến 21º39’50” vĩ độ Bắc - Từ 107º16’20” đến 107º35’50” kinh độ Đông Về mặt địa giới:
- Phía Bắc giáp với huyện Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) - Phía Tây giáp Lạng Sơn
- Phía Đông giáp huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà - Phía Nam giáp huyện Tiên Yên
Hình 2.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 47.138,6 ha, gồm 8 đơn vị hành chính là 7 xã: Vô Ngại, Tĩnh Húc, Húc Động, Đồng Tâm, Lục Hồn, Hoành Mô, Đồng Văn và thị trấn Bình Liêu. Đặc biệt, huyện Bình Liêu có 6/7 xã giáp biên giới và 48,6 km đƣờng biên giới với Trung Quốc.
28
Với vị trí địa lý trên, Bình Liêu có điều kiện thuận lợi giao lƣu kinh tế đối ngoại, phát triển mậu dịch biên giới, thúc đẩy phát triển thƣơng mại và các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH TẠO ĐỊA HÌNH VÀ PHÁT SINH THỔ NHƢỠNG HUYỆN BÌNH LIÊU PHÁT SINH THỔ NHƢỠNG HUYỆN BÌNH LIÊU
2.2.1. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam của Tổng cục địa chất xuất bản năm 1971, xét về nguồn gốc thành tạo địa chất huyện Bình Liêu thuộc hệ tầng Tấn Mài Cm3-O nằm trong đới duyên hải thuộc miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam đƣợc hình thành cách đây 400-500 triệu năm. Có thể phân chia sự phân bố của nền địa chất - đá mẹ ở đây nhƣ sau:
- Phần Nam sông Tiên Yên nền đá mẹ chủ yếu là đá Riolit, loại đá phún xuất mang tính axit có nguồn gốc mácma, đƣợc hình thành từ sự đông đặc các sản phẩm mácma do núi lửa phun ra từ trong lòng trái đất. Do vậy, loại này chứa nhiều khoáng chất và khi phong hoá sẽ hình thành nên các loại đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao.
- Phần Bắc sông Tiên Yên, ở độ cao >700m, nền đá mẹ vẫn là đá Riolit. Nhƣng từ độ cao <700m, nền đá mẹ chủ yếu là các sản phẩm có nguồn gốc trầm tích nhƣ phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết... Thành phần hoá học của đá trầm tích chủ yếu là loại oxitcanxi, magiê, sắt, nhôm, silic,... nên khi phong hoá sẽ hình thành nên các loại đất nghèo dinh dƣỡng.
Khu vực huyện Bình Liêu bao gồm các hệ tầng sau:
(i) Hệ tầng Bình Liêu: có 2 phân hệ
+ Phân hệ tầng trên (T2abl2): Thành phần vật chất bao gồm ryolit porphyr,
đacit porphyr, đôi nơi xen đá phiến sét, cát kết dạng tuf. Dày 800 - 1000m. Phân hệ tầng trên phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp Đông Nam của huyện Bình Liêu.
+ Phân hệ tầng dƣới (T2abl1): Thành phần vật chất bao gồm bột kết tím xám,
cát kết dạng tufogen, kết dạng quarzit xám vàng, thấu kính cuội sạn kết tufogen đôi nơi có chứa thấu kính sét than, dày 500 - 600m. Phân hệ tầng dƣới phân bố thành dải kéo dài từ Bắc - Tây Nam .
(ii) Hệ tầng Hà Cối: Trong khu vực huyện Bình Liêu, hệ tầng Hà Cối chỉ có