Thực trạng thai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ xây dựng chỉ dẫn địa lý miến dong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

a. Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên

Có thể nhận định rằng tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất hiện nay của huyện Bình Liêu đó là đất và rừng. Bên cạnh đó Bình Liêu có tài nguyên khoáng sản nhƣng mới dừng ở mức tiềm năng và trong giai đoạn tới cần đƣợc đánh giá, thăm dò, khai thác.

Tài nguyên khoáng sản bao gồm: quặng kaolin – pyrophilit tại vùng Đồng Mô với tổng tài nguyên pyrophilit là 3.264.000 tấn loại II , gồm 7 thân quặng tại các khu vực bản Nà Làng, bản Khe Và, bản Ngàn Trùng và bản Nà Ké; Đá ốp lát

44 xây dựng đƣợc dự báo tại Hoành Mô là 50 triệu m3

; cát, cuội sỏi xây dựng dự báo là 1 triệu m3. Hiện mới có 3 mỏ khoáng sản đang đƣợc khai thác, trong đó 2 khu vực mỏ Kaolin – pirophylit, 01 mỏ sét, tuy nhiên quy mô không lớn (khai thác cao lanh năm 2009 đạt 20300 tấn).

Tài nguyên đất và rừng hiện là những tài nguyên chủ yếu đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyên Bình Liêu (sản xuất nông – lâm nghiệp đóng góp trên 50% GDP và 90% lực lƣợng lao động). Việc sử dụng các dạng tài nguyên này đã và đang xuất hiện những vấn đề môi trƣờng tiêu cực trong quá trình phát triển của huyện. Có thể nhận thấy rõ các vấn đề môi trƣờng thông qua việc phân tích hiện trạng và những biến đổi về sử dụng đất của huyện.

* Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Liêu là 47.510,05 ha, chiếm 7,8% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 38993,20 ha, chiếm 82,07% diện tích tự nhiên của huyện, cao hơn so với mức trung bình của tỉnh (tỉnh 66,21%).

- Đất phi nông nghiệp: 1580,08 ha, chiếm 3,33% diện tích tự nhiên của huyện, thấp hơn so với mức trung bình của tỉnh (tỉnh 13,36%).

- Đất chƣa sử dụng : 6936,77 ha, chiếm 14,60% diện tích tự nhiên; - Đất đô thị: 153,73 ha; chiếm 0,32% diện tích tự nhiên

- Đất khu dân cƣ nông thôn: 657,21ha chiếm 1,38% diện tích tự nhiên Nhƣ vậy, cơ cấu sử dụng đất của Bình Liêu vẫn thiên về sản xuất nông nghiệp.

82.07% 3.33% 14.06%

1.70%

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất đô thị và khu dân cư nông thôn

Hình 2.11. Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất chính huyện Bình Liêu, năm 2010(nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2009)

45

Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích nhóm đất nông nghiệp toàn huyện hiện có 38.993,20 ha, bao gồm các loại đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt.

Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu diện tích nhóm đất nông nghiệp huyện Bình Liêu, năm 2010

- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích 4287.64 ha chiếm 10,1% diện tích đất nông nghiệp, phân bố chủ yếu ở vùng đồi – núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên đƣợc sử dụng cho trồng cây hàng năm (CHN) nhƣ lúa, hoa màu (ngô, lạc, rau...), đất đồng cỏ chăn nuôi và trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ) nhƣ vải, nhãn, xoài...

- Đất lâm nghiệp: Rừng là tiềm năng thế mạnh của Bình Liêu. Diện tích 34686.16 ha chiếm 88,95 % diện tích đất nông nghiệp phân bố ở tiểu vùng núi thấp và trung bình phát triển trên đá phiến thạch, sa thạch, đá macma axit... Trong đó:

+ Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất của huyện theo số liêu kiểm kê năm 2010 có 20.161,79 ha, chiếm 42,43% diện tích đất tự nhiên và chiếm 51,70% diện tích nhóm đất nông nghiệp của huyện. Cây trồng chủ yếu là keo, cây đặc sản nhƣ hồi, quế, sở và trang trại vƣờn - rừng.

+ Đất rừng phòng hộ: Diện tích 14524,37 ha chiếm 30,57% diện tích đất tự nhiên chiếm 37,25% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Phân bố ở các vùng đầu nguồn, xung yếu nhằm bảo vệ đất, chóng xói mòn, giữ nƣớc, phòng tránh thiên tai. Các loại cây trồng chủ yếu là keo, thông, sa mộc, tập trung ở các xã vùng cao:

46

Hoành Mô 2798,39 ha, Húc Động 2781,52 ha, Vô Ngại 3252,67 ha, Đồng Văn 2717,43 ha, Đồng Tâm 1533,83 ha…

Hình 2.13. Đất trồng lúa (a) và đất rừng sản xuất (b)

- Đất nuôi trồng thủy sản (NST): Bình Liêu là huyện miền núi cao nên diện tích nuôi trồng thủy sản là rất ít, không đáng kể, phân bố rải rác ở các xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích là 15,40 ha.

Nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp có 1580,08 ha chiếm 3,33% diện tích đất tự nhiên, trong đó:

- Đất quốc phòng: có 76,62 ha chiếm 4,84% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất an ninh: diện tích 0,25 ha (theo số liệu kiểm kê đất an ninh).

- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: diện tích 5,45 ha, chiếm 0,32% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ: diện tích 22,88 ha đây là đất khai thác sét làm gạch ngói của xí nghiệp gạch Đồng Tâm, và các cơ sở sản xuất gạch thủ công trên địa bàn toàn huyện.

- Đất khai thác khoáng sản: 34,60 ha, chiếm 2,03% diện tích đất phi nông nghiệp. Đây là đất khai thác lộ thiên quặng Pyrophilit tại bản Nà Cắp và Bản ngày xã Vô Ngại của Công ty khai thác khoáng sản Thiên Trƣờng.

- Đất di tích, danh thắng: diện tích 1,17 ha. Đây là diện tích khu di tích lịch sử Đình Lục Nà xã Lục Hồn và các di tích ở các xã trên địa bàn huyện.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có 29,75 ha chiếm 1,74% diện tích đất phi nông nghiệp trong huyện. Đất nghĩa địa nằm phân tán, rải rác ở các xã trên địa bàn toàn

47

huyện, có nơi nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ hoặc rất gần các khu dân cƣ gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc và không khí. Trong thời kỳ quy hoạch cần bố trí đất nghĩa trang nghĩa địa tập trung.

Ngoài ra còn có 315,73 ha đất phát triển hạ tầng, chiếm 18,51% diện tích đất phi nông nghiệp.

Nhóm đất chưa sử dụng

Tổng diện tích nhóm đất chƣa sử dụng trên toàn huyện còn 6936,77 ha chiếm 14,60% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: Đất bằng chƣa sử dụng (45,31 ha), đất đồi núi chƣa sử dụng (6891,46 ha)

Diện tích đất chƣa sử dụng còn ở hầu hết các xã trong huyện, tập trung ở những nơi có địa hình phức tạp, canh tác khó khăn. Vì vậy cần có cơ chế, chính sách ƣu đãi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất này để trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Hình 2.14. Đất bằng chưa sử dụng (a) và Đất đồi núi chưa sử dụng (b)

* Biến động sử dụng đất

Biến động tổng quỹ đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai , tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2000 là 47.138,60 ha và đến năm 2010 là 47.510,05 ha, tăng 371,45 ha so với năm 2000. Nguyên nhân tăng diện tích đất tƣ̣ nhiên là do thay đổi diện tích đất tự nhiên theo quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của thủ tƣớng Chính phủ về “Phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005”.

48

Từ năm 2000 đến nay đã có sự chuyển biến rõ rệt về cơ cấu sử dụng đất theo hƣớng tăng dần diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, giảm diện tích đất chƣa sử dụng.

- Đất nông nghiệp tăng 4.249,35 ha do chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng sang. - Đất phi nông nghiệp tăng 207,64 ha do chuyển từ đất bằng chƣa sử dụng. Loại đất này đang có xu hƣớng tăng lên để đáp ứng nhu cầu nhà ở của nhân dân do sự gia tăng dân số, quy hoạch mở rộng khu trung tâm xã và các thôn bản và xây dựng công trình sự nghiệp, dịch vụ cho việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ.

- Đất chƣa sử dụng giảm mạnh (giảm 4072,37 ha) do huyện đã thực hiện các dự án trồng rừng.

Bảng 2.3. Biến động sử dụng đất huyện Bình Liêu giai đoạn 2000-2008

Năm 2000 2005 2008 2010 Biến động

Đất nông nghiệp 20.817,7 24606,14 25.067,05 38.993,20 +18175,5

Đất phi nông nghiệp 1438,12 1558,83 1680,54 1.580,08 +141,96

Đất chƣa sử dụng 32.895,21 21338,25 20755,83 6.936,77 -25958,4

Kết luận chƣơng 2

Bình Liêu là huyện miền núi. Phía Đông có nhiều dãy núi cao, cao nhất là ngọn Cao Xiêm 1333m, Cao Ba Lanh cao 1050m. Bình Liêu có rất nhiều suối, phần lớn suối đổ về sông Tiên Yên. Trên đất Bình Liêu, Sông Tiên Yên là đoạn thƣợng nguồn, lƣu lƣợng bình quân 21m3/s, lòng sông dốc, nhiều ghềnh, mùa cạn có thể lội qua ở nhiều đoạn, mùa mƣa lũ dâng rất nhanh, chảy dữ dội. Ðất nông nghiệp rất hẹp, khoảng hơn 7.000ha. Ðất rừng rất rộng 28.818ha, trong đó có hơn 8000 ha đất rừng tự nhiên nhƣng lâm sản đã nghèo kiệt quệ. Bình Liêu không xa biển lắm nhƣng do lớp núi cao che chắn nên chịu nhiều hơn ảnh hƣởng của lục địa. Mùa đông kéo dài và hay có sƣơng mù, độ ẩm cao, lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2400mm. Chính những yếu tố trên đã tạo ra nét đặc thù riêng của Địa mạo khu vực. Đây chính là yếu tố chính tạo nên nét đặc thù của cây đặc sản nơi đây.

49

CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO – THỔ NHƢỠNG TRONG XÂY DỰNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ”BÌNH LIÊU” CHO SẢN PHẨM

MIẾN DONG CỦA HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng phục vụ xây dựng chỉ dẫn địa lý miến dong Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)