Mặc dù FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, các tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện rõ nét hơn và dễ nhận biết, mức độ tác động cũng sâu hơn và từ nhiều chiều hơn, đặc biệt là dòng FDI hướng về xuất khẩu. Dòng FDI này có khả năng định hướng và chi phối đáng kể đến cả hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ có FDI hướng về xuất khẩu mới có những tác động đó, FDI nói chung đều có ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam do tác động thay thế hoặc hỗ trợ thương mại, thêm vào đó là tác động lan tỏa tích cực sang khu vực kinh tế trong nước mà nó mang lại, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực này. Sau đây là một số giải pháp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua tác động đến hoạt động thu hút FDI, nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
• Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp FDI • Cần có một cơ quan nhà nước chuyên theo dõi và nghiên cứu về xu
hướng FDI vào Việt Nam và trên thế giới, từ đó kịp thời đưa ra những thay đổi hợp lý trong chính sách FDI thời kì mới.
• Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút FDI vào hoạt động sản xuất xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại.
• Khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng nguyên liệu trong nước, và khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất nguyên, nhiên vật liệu Việt Nam chưa sản xuất được
• Lên kế hoạch tăng cường thu hút FDI công nghệ cao, từ đó nâng cao trình độ sản xuất của khu vực sản xuất xuất khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tăng tỉ trọng nhóm hàng công nghệ, hàng chế tạo trong tổng xuất khẩu nhờ tận dụng tác động lan tỏa công nghệ
• Khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp nhằm phát huy tối đa tiềm lực xuất khẩu của khu vực này