FDI trong ngành nông nghiệp còn nhiều điều bất cập

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời kì đổi mới (Trang 26)

Tính đến hết tháng 6/2007, các dự án FDI ở Việt Nam đã thu hút được 67,3 tỷ USD vốn đăng ký với gần 30 tỷ USD vốn thực hiện song số vốn đăng ký trong nông nghiệp chỉ đạt 3,78 tỷ USD (tương đương 5,6%), vốn thực hiện là gần 1,9 tỷ USD (xấp xỉ 6,3%).

Trong khi đó, các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc luôn có tỷ trọng vốn FDI trong nông nghiệp ổn định từ 13-21%.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập.

Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia kinh tế nông nghiệp vẫn tiếp tục nhận định lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía, nhất là điều kiện tự nhiên, thị trường; lãi suất thấp, thu hồi vốn chậm vì phải theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung các dự án thu hồi vốn nhanh như sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông lâm sản thay vì triển khai các dự án phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi mới, trồng, chế

biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng kỹ thuật cao. Điều đó được thể hiện qua cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi chiếm đến 76% vốn đầu tư trong khi lĩnh vực trồng rừng, chế biến gỗ chỉ chiếm 24%.

Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án FDI nông nghiệp thường được thực hiện tại các vùng nông thôn nhưng các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng nên có tới 30% số dự án bị giải thể so với mức bình quân chung của cả nước là 20%.

Chính vì những bất cập này mà cũng gây khó khăn trong việc xuất khẩu mặt hàng nông nghiệp của nước ta. Nước ta có ưu thế lớn và cũng xuất khẩu chủ yếu mặt hàng nông lâm sản như gạo, chè, cà phê, cá, tôm…., nhưng với tình hình đầu tư FDI vào khu vực nông nghiệp như hiện nay thì có thể nói FDI chưa phát huy tác dụng thúc đẩy ngoại thương trong lĩnh vực nông – lâm- ngư nghiệp.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và vấn đề xuất nhập khẩu ở Việt Nam sau thời kì đổi mới (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w