TÍNH TOÁN SỰ PHÂN TÁN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG Ở BIỂN ĐÔNG TỪ HỆ THỐNG SÔNG MÊ KÔNG VÀ ĐỒNG NAI, NĂM

Một phần của tài liệu tóm tắt báo cáo oral (Trang 39)

SÔNG MÊ KÔNG VÀ ĐỒNG NAI, NĂM 2012

Vũ Tuấn Anh

Viện Hải dương học, Viện Hàm lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt

Sông Mê kông có lưu lượng trung bình khoảng 13.200 m³/s, vào mùa lũ có thể tới 30.000 m³/s (Ủy ban

sông Mê Kông). Hệ thống sông Đồng Nai có tổng lưu lượng khoảng 39.9 tỉ m3 và mật độ trầm tích khoảng 0.03

kg/m3. Kết quả tính toán dòng chảy (gió, triều), sóng cũng như sự phân bố của trầm tích lơ lửng, sự biến đổi đáy

cho thấy: Trường độ cao sóng (sóng gió) trung bình trong cả 2 mùa gió đông bắc và tây nam không lớn, từ 0,1 – 0,4m. Độ cao sóng cực đại lớn hơn 1,5m, xảy ra vào ngày 24/5/2012 khi có áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới khu vực. Cũng do gió yếu nên dòng chảy tổng hợp (gió, triều) chủ yếu do triều gây nên. Vận tốc dòng trung bình từ 0,10 – 0, 40 m/s ở dải ven bờ bờ Bình Thuận - Cà Mau, khu vực cửa sông dòng chảy có thể đạt trên 0,50 m/s trong cả pha triều lên và xuống. Phía vịnh Thái Lan, dòng chảy ở dải ven bờ luôn nhỏ hơn 0.30 m/s. Với thời gian tính 1 năm (1/1/2012 – 31/12/2012) trầm tích lơ lửng có thể tính lan truyền theo hướng vuông góc với bờ ra khơi (hướng SE) tới 186 km và lan truyền theo hướng dọc bờ về phía Mũi Cà Mau khoảng hơn 370 km, vượt

qua kinh tuyến 103030’E. Hơn thế, trầm tích lơ lửng lan truyền tới gần 170 km, theo hướng tây nam, vào vịnh

Thái Lan tính từ Mũi Cà Mau. Trầm tích lắng đọng thành những khu vực không liên tục có độ rộng xấp xỉ 2 km tính từ bờ ra biển, ở dải ven bờ của các tỉnh từ Bình Thuận tới Bạc Liêu và 1 khu vực thuộc vịnh Thái Lan của tỉnh Cà Mau. Quá trình xói mòn đáy xảy ra chủ yếu ở dải bờ đông của tỉnh Cà Mau và xung quanh Mũi Cà Mau.

Một phần của tài liệu tóm tắt báo cáo oral (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)