III. Hệ thống sản xuất và lắp ráp ôtô ở Việt Nam và sự cần thiết phải áp dụng JIT
2. Sự cần thiết phải áp dụng JIT
Trong thời gian gần đây có hai nguy cơ được xem như hai nguy cơ rất nguy hiểm của ngành ôtô nội địa Việt Nam. Đó là “ liên doanh phân phối” và “đổ vỡ hàng loạt”
Hai nguy cơ này thực sự đang là mối quan tâm của công nghiệp ôtô nội địa của ta.
Kể từ năm 2009, nghĩa là thời điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được quyền nhập khẩu và phân phối ôtô nguyên chiếc theo nội dung cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ có 2 khả năng lớn xảy ra đối với các liên doanh sản xuất và lắp ráp ôtô .
Khả năng thứ nhất, các liên doanh này sẽ chuyển hẳn sang nhập khẩu và phân phối ôtô một cách thuần túy từ hãng mẹ hoặc từ các nhà máy trực thuộc hãng mẹ tại các quốc gia khác. (C ó thể là Mekong, Mazda, Kia, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu hay thậm chí Mercedes-Benz – PVc) .Khả năng thứ hai, các liên doanh sẽ đồng thời sản xuất, lắp ráp có tỷ lệ nội địa hóa cao tại một số mẫu xe đạt doanh số cao với việc nhập khẩu một số mẫu xe được tính toán có doanh số thấp sẽ phổ biến trên các công ty có số bán cao và vẫn “sống tốt (như Toyota, Honda, GM-Daewoo – PV) .
Như vậy, cả hai khả năng này đều có thể thay đổi gần như hoàn toàn diện mạo ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Bởi thực chất các liên doanh này chính là bộ phận chủ đạo của công nghiệp ôtô Việt Nam, là nòng cốt của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), là khối sản xuất ôtô có đóng góp đáng kể nhất vào ngân sách Nhà nước.
Đổ vỡ hàng loạt :Đó là nguy cơ thứ hai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, đồng thời là nguy cơ lớn nhất đối với các doanh nghiệp nội địa tham gia làm ôtô.
Nguy cơ này làm các doanh nghiệp ôtô nội địa phải suy xét lại. Nếu họ muốn tồn tại thì họ phải có “ thực lực “ thật sự. Phải giành được giành được lợi thế cạnh tranh. Nhìn lại các doanh nghiệp ôtô nội địa có thể thấy rằng có nhiều điều kiện để phát triển có thể kể ra ở đây: có thể phát triển các công
nghiệp phụ trợ, sản xuất các chi tiết, các linh kiện ôtô có thể giành được lợi thế giảm thiểu chi phí nhân công, thêm vào đó nền công nghiệp nước ta lại có những lợi thế về tài nguyên như : cao su để sản xuất lốp . chúng ta hoàn toàn có thể sản xuất thành công các thiết bị khác của ôtô. Tạo ra được một ngành công nghiệp phụ trợ cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy các doanh nghiệp ôtô Việt Nam phải có những mô hình sản xuất, lắp ráp phù hợp. Đi liền với nó là một hệ thống quản lý phù hợp mà tại đó doanh nghiệp như một gia đình, tất cả các thành viên đều tham gia đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. doanh nghiệp phải có mối quan hệ khăng khít và tin tưởng lẫn nhau với các nhà cung ứng. Để bảo đảm rằng doanh nghiệp sẽ không bị shock khi có sự thay đổi trên thị trường. Có một hệ thống sản xuất mà tại đó các chi phí được tối thiểu hoá nhờ sự giảm tồn kho. giảm thiểu những sai lỗi không đáng có nhờ làm đúng ngay từ đầu. Một doanh nghiệp mà các ban lãnh đạo và các công nhân tình nguyện tham gia vào hoạt động cải tiến. Đây cũng chính là cái đích, hình mẫu doanh nghiệp mà khi áp dụng JIT một cách nghiêm tuc doanh nghiệp Vịêt Nam có thể đạt được.