CHƯƠNG III.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kè mỏ hàn bảo vệ bờ biển (Trang 37)

- Đoạn 2: Kè Nghĩa Phúc từ K11+140 đến K11+358 phía Tây cống số 1 (L=218m).

CHƯƠNG III.

THIẾT LẬP MÔ HÌNH VÀ TÍNH TOÁN KỂM ĐỊNH MÔ HÌNH MIKE 21 3.1. Tổng quan về mô hình Mike 21 3.1. Tổng quan về mô hình Mike 21

Vùng cửa sông ven biển cửa Ninh Cơ và bãi biển Nghĩa Phúc là một hệ thống thuỷ văn, thuỷ lực hợp nhất chịu tác động đồng thời của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Các yếu tố tự nhiên (ngoại sinh): chế độ dòng chảy sông, thuỷ triều, sóng và các công trình (nhân sinh): kè hai bên bờ sông và cửa sông, các yếu tố này có vai trò chủ yếu trong việc chi phối chế độ dòng chảy và vận chuyển trầm tích dẫn đến hệ quả cuối cùng là sự thay đổi địa hình địa mạo bờ biển. Khu vực nghiên cứu tuy chỉ là một vùng nhỏ, nhưng tập hợp đầy đủ tính phức tạp các yếu tố thủy động lực trong vùng. Số liệu nhận được từ các đợt khảo sát hiện trường và thu thập được từ các trạm khí tượng thủy văn chỉ nói lên các diễn biến theo thời gian tại từng điểm, không thể đưa ra bức tranh thủy thạch động lực cho toàn miền.

Để xác định nguyên nhân, định lượng được quá trình vận chuyển trầm tích cũng như đánh giá được các ảnh hưởng của các yếu tố , phương pháp mô phỏng bằng mô hình thủy động lực học là lựa chọn tối ưu. Liên quan đến đối tượng nghiên cứu của chuyên đề, cần sử dụng các công cụ mô hình để tính toán và mô phỏng các trường sóng trong khu vực, mô phỏng dòng chảy và vận chuyển trầm tích và đánh giá sự biến động đường bờ dưới các tác động của các nhân tố thủy động lực. Do vậy, cách thích hợp nhất là sử dụng mô hình vật lý hoặc toán học. Mô hình vật lý rất tốn kém, mất nhiều thời gian thiết lập, chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Do đó trong chuyên đề này đã sử dụng mô hình toán học, trong đó tập trung vào các mô hình hai chiều vì chúng đáp ứng được các mục tiêu đề ra.

Trên thế giới và trong nước hiện có nhiều mô hình thủy động lực đang được áp dụng cho nhiều mục đích khai thác khác nhau như nghiên cứu, quy hoạch và thiết kế hệ thống công trình.., tiêu biểu có thể kể đến SORBEK, DELFT 3D (Hà Lan), MIKE (Đan Mạch), tuy nhiên, mỗi mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng và cho đến nay vẫn chưa có một đánh giá toàn diện và chi tiết về khả năng áp

dụng trong thực tế của các mô hình nói trên. Sau khi cân nhắc, so sánh các mô hình toán có thế áp dụng cho khu vực phù hợp với mục tiêu chuyên đề, đã lựa chọn mô hình MIKE 21. Các môđun MIKE 21 cho phép mô phỏng và tái hiện bức tranh thủy động lực trên toàn miền nghiên cứu, thay vì chỉ tại một vài điểm như số liệu đo đạc. Trong nghiên cứu này, với mục tiêu mô phỏng và tính toán ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy từ sông ra và sóng triều từ biển vào lên trường thủy động lực vùng cửa sông ven biển Cửa Đại, Quảng Nam, bộ mô hình MIKE 21 đã được lựa chọn do đáp ứng được những tiêu chí: a) Là bộ phần mềm tích hợp đa tính năng (tính toán trường sóng, dòng chảy, vận chuyển trầm tích, diễn biến địa hình đáy; b) Đã được kiểm nghiệm thực tế ở nhiều quốc gia trên thế giới; c) Giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tương thích với nhiều phần mềm GIS khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kè mỏ hàn bảo vệ bờ biển (Trang 37)