L ời cảm ơn
4. Những đóng góp mới của đề tài
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau xan hở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Từ thời Vua Hùng, người ta đã phát hiện rau bầu bí trong vườn của gia đình. Theo sử sách thì rau được nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ thứ X. Năm 1721 - 1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bố rau. Năm 1029, nước ta đã tiến hành trồng thử rau cải trắng và khoai tây, như vậy nghề trồng rau nước ta ra đời từ rất sớm. Những năm trước đây, do nền kinh tế tự túc kéo dài, nghề trồng rau nước ta rất manh mún, chủng loại rau nghèo; diện tích và sản lượng rất thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu của Việt Nam.
Hiện nay, chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau; rau trồng có khoảng hơn 30 loại, trong đó, có khoảng 15 loại chủ lực, trong số này có hơn 80 % là rau ăn lá. Theo số liệu thống kê từ năm 1967 cho tới nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2007 – 2010) cho thấy: ba năm trở lại đây, diện tích, năng suất và sản lượng rau tăng dần. Năm 2007, diện tích cả nước là 706.479 ha, năng suất 15,69 tấn/ha, sản lượng 11.084.655 tấn; năm 2008 diện tích tăng lên 722.580 ha, năng suất 15,93 tấn/ha, sản lượng
11.510.77 tấn; năm 2009, diện tích tăng lên 735.335 ha, năng suất 16,12 tần/ha, sản lượng 11.885.067 tấn.
Riêng miền Bắc diện tích rau có xu hướng giảm. Năm 2007, diện tích là 335.497 ha, năng suất 14,60 tấn/ha, sản lượng 4.899.834 tấn; năm 2009, diện tích giảm xuống còn 330.578 ha, năng suất 14,99 tần/ha, sản lượng 4.956.667 tần. Đặc biệt vùng Đồng bằng Sông Hồng diện tích giảm do tốc độ đô thị hoá tăng mạnh, nhưng về năng suất và sản lượng đã tăng hàng năm do trình độ và kỹ thuật canh tác phát triển. Năm 2007, diện tích là 160.747 ha, năng suất 18,64 tấn/ha, sản lượng 2.996.443 tấn; năm 2009, diện tích giảm xuống còn 142.505 ha, năng suất 19,88 tần/ha, sản lượng 2.832.753 tần.
Các tỉnh miền Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2007, diện tích là 370.644 ha, năng suất 20,14 tấn/ha, sản lượng 6.194.730 tấn; năm 2009, diện tích tăng lên 404.757 ha, năng suất 17,11 tần/ha, sản lượng 6.928.400 tần.
Ở Việt Nam, rau được tiêu thụ hầu hết ở các hộ gia đình. Theo số liệu điều tra của Viên Nghiên cứu Rau Quả (2002) có 100% hộ gia đình tiêu thụ rau. Tính từ năm 1993 – 1998, rau được tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), sau đó là cà chua 88%. Năm 1998 – 2002, rau tiêu thụ chủ yếu là đậu đỗ, bắp cải, su hào, mức tiêu thụ rau tăng 10%/năm [49]. Bình quân tiêu thụ rau của người Việt Nam là 54 kg/người/năm. Giá trị tiêu thụ rau hàng năm (bao gồm giá trị tự trồng) là 126.000 đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ (chiếm khoảng 4% tổng chi phí tiêu dùng). Trong một khảo sát gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mại hàng hóa rau cho thấy [46]: Tổng lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với 10 năm qua. Xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Mức tiêu thụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so với mức tăng của thu nhập, năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân 140 kg/người/năm. Rau xanh vấn giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và
mức tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng được đánh giá mang lại nhiều rủi ro cho người tiêu dùng do chất lượng rau ở nhiều nơi không đảm bảo. Vì thế, mục tiêu của ngành sản xuất rau quả hiện nay là đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao cho người tiêu dùng nhất là các vùng tập trung đông dân cư.