L ời cảm ơn
4. Những đóng góp mới của đề tài
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm xác định giống, dung dịch dinh dưỡng, lựa chọn ống dẫn hiệu quả phù hợp với điều kiện Việt Nam bố trí kiểu tuần tự 2 hàng, 4 lần nhắc lại trên hệ thống thủy canh tuần hoàn.
- Thí nghiệm xác định giá thể phù hợp cho sản xuất rau thuỷ canh bố trí kiểu khối ngẫu nhiên 4 lần nhắc lại trên hệ thống thủy canh tuần hoàn.
- Diện tích ô thí nghiệm: 5 m2/ô. Diện tích mô hình sản xuất là 150m2. Định cây theo phương pháp đường chéo 5 điểm. Mỗi ô theo dõi 5 cây.
Toàn bộ nghiên cứu gồm 10 thí nghiệm, việc bố trí cụ thể các công thức của từng thí nghiệm như dưới đây:
* Thí nghiệm 1: So sánh giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7-8/2007. Thí nghiệm nhằm tìm ra giống xà lách phù hợp trồng trong điều kiện thủy canh tuần hoàn. Thí
nghiệm tiến hành với 11 giống xà lách chịu nhiệt, mỗi giống là một công thức như sau: CT1: Giống Đà Lạt CT2: Giống Thái Lan CT3: Giống Xoăn TQ CT4: Giống Rx 08834067 CT5: Giống Lubsson CT6: Giống Sweet GRM CT7: Giống Vulcania CT8: Giống Facestyle CT9: Giống Flardria R2 CT10: Giống Krintine Kz CT11: Giống Muzai R2
* Thí nghiệm 2: So sánh giống cải ngọt trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn.
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7-8/2007. Thí nghiệm nhằm tìm ra giống cải ngọt phù hợp trồng trong điều kiện thủy canh tuần hoàn. Thí nghiệm sử dụng 3 giống cải ngọt, mỗi giống là một công thức như sau:
CT1: Giống BM CT2: Giống CX1 CT3: Giống Tosakan
* Thí nghiệm 3: So sánh giống cần tây trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn.
Thí nghiệm tiến hành từ 8-9/2007. Thí nghiệm nhằm tìm ra giống cần tây phù hợp trồng trong điều kiện thủy canh tuần hoàn. Thí nghiệm sử dụng 3 giống cần tây là: Tropic, Kyo, BM 701; mỗi giống là một công thức như sau:
CT2: Giống Kyo CT3: Giống BM 701
* Thí nghiệm 4: So sánh giống rau muống trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn.
Thí nghiệm tiến hành từ tháng 10/2007- 1/2008. Thí nghiệm nhằm tìm ra giống rau muống thích hợp với điều kiện trồng thủy canh. Thí nghiệm tiến hành với 3 giống rau muống: rau muống hạt, rau muống trắng và rau muống tím; mỗi giống là một công thức như sau:
CT1: Giống rau muống hạt. CT2: Giống rau muống trắng. CT3: Giống rau muống tím.
* Thí nghiệm 5: Xác định dung dịch thủy canh tuần hoàn thích hợp đối với một số loại rau ăn lá
Thí nghiệm 5 được tiến hành với 3 loại dung dịch và 4 loại rau (xà lách, cải xanh, cần tây và rau muống).
Đối với xà lách, cải xanh và cần tây, thí nghiệm tiến hành từ tháng 8 - 9/2007.
Đối với rau muống thí nghiệm tiến hành từ tháng 10/2007 - 3/2008. Thí nghiệm 5 được tiến hành với 3 công thức là 3 dung dịch dinh dưỡng như sau:
CT1 (đối chứng): Dung dịch dinh dưỡng của Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
CT2: Dung dịch dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu Rau Quả (VRQ 1). CT3: Dung dịch dinh dưỡng của Viện Nghiên cứu Rau Quả (VRQ 2). Các công thức được pha theo tỷ lệ thích hợp. Định kỳ kiểm tra độ pH và chỉ số EC để điều chỉnh và bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Hai chỉ số này được tiến hành kiểm tra định kỳ 7 ngày/lần tại bể thu dung dịch. Từ đó nếu
chỉ số EC cao (>1,8 dsm), bổ sung thêm nước vào môi trường dung dịch dinh dưỡng. Ngược lại, nếu EC thấp (<1,2 dsm), cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước và khi đó ta phải bổ sung thêm khoáng chất vào dung dịch (thường chỉ số EC dưới 1,2dsm thì phải bổ sung thêm dung dịch; từ 1,2 – 1,8 dsm thì không phải bổ sung dung dịch). Đối với độ pH, nếu cao thì thêm Acid sulfuric để hạ pH; nếu thấp thì có thể thêm dung dịch sút (NaOH) hoặc Pôtát (KOH).
* Thí nghiệm 6: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau cải xanh. Thí nghiệm 6 được bố trí để so sánh 7 loại giá thể giữ cây khác nhau nhằm tìm ra được loại giá thể thích hợp nhất đối rau cải xanh.
* Thí nghiệm 7: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau xà lách.
Thí nghiệm 7 được bố trí để so sánh 7 loại giá thể giữ cây khác nhau nhằm tìm ra được loại giá thể thích hợp nhất đối rau xà lách.
* Thí nghiệm 8: Xác định giá thể giữ cây thích hợp với rau cần tây.
Thí nghiệm 8 được bố trí để so sánh 7 loại giá thể giữ cây khác nhau nhằm tìm ra được loại giá thể thích hợp nhất đối rau cần tây.
Thí nghiệm 6, thí nghiệm 7, thí nghiệm 8 được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 8/2009. Cả 3 thí nghiệm đều được bố trí để so sánh 7 loại giá thể giữ cây khác nhau, mỗi loại giá thể giữ cây là một công thức như sau:
CT1: Giá thể của Viện Nông hoá Thổ nhưỡng(đ/c - gọi là giá thể gốc). CT2: Giá thể là trấu hun.
CT3: Giá thể là vụn xơ dừa.
CT4: 50 % giá thể gốc + 50 % trấu hun. CT5: 50 % giá thể gốc + 50 % vụn xơ dừa. CT6: 50 % trấu hun + 50 % vụn xơ dừa.
CT7: 1/3 giá thể gốc + 1/3 trấu hun + 1/3 vụn xơ dừa.
Thí nghiệm 9 được bố trí để so sánh 3 loại ống dẫn dung dịch khác nhau nhằm tìm ra được loại ống dẫn thích hợp nhất đối rau xà lách.
* Thí nghiệm 10: Xác định loại ống dẫn dung dịch thích hợp với rau cải xanh. Thí nghiệm 10 được bố trí để so sánh 3 loại ống dẫn dung dịch khác nhau nhằm tìm ra được loại ống dẫn thích hợp nhất đối rau cải xanh.
Thí nghiệm 9, thí nghiệm 10 được tiến hành từ 28/5- 3/7/2007 (vụ 1) và 15/7- 25/8/2007 (vụ 2). Cả 2 thí nghiệm đều được bố trí để so sánh 3 loại ống dẫn dung dịch khác nhau, mỗi loại ống dẫn dung dịch là một công thức như sau:
CT1: Ống nhựa chữ nhật, kích thước 110 mm x 70 mm. CT2: Ống nhựa tròn chất liệu chịu nhiệt F 110 mm. CT3: Ống nhựa tròn chất liệu bình thường F 110 mm.
* Mô hình 1: Sản xuất thăm dò tại Hợp tác xã Ba Chữ, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội.
Mô hình này thực hiện với 4 giống gồm: cải xanh, xà lách, cải mơ, cải chít; thí nghiệm tiến hành trong nhà lưới, mái lợp plastic; thời gian thí nghiệm tháng 7 – 8/2008.
* Mô hình 2: Sản xuất tại Viện Nghiên cứu Rau Quả.
Thí nghiệm nhằm triển khai mô hình ra sản xuất, thí nghiệm tiến hành với 3 giống: cải xanh, xà lách, cần tây.
Mô hình sản xuất cải xanh: Thời gian tiến hành, tháng 5-6/2010. Mô hình sản xuất xà lách: Thời gian tiến hành, tháng 6-8/2010. Mô hình sản xuất cần tây: Thời gian tiến hành, tháng 8-10/2010.
2.4.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
2.4.2.1. Nhóm các chỉ tiêu về sinh trưởng
* Phương pháp chọn mẫu theo dõi: Chọn cố định điểm theo dõi, mỗi điểm theo dõi 5 cây; theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể trên các cây đã định.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: - Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng:
+ Từ gieo đến nẩy mầm (ngày): Tính từ khi gieo hạt đến khi có hai lá mầm. + Từ mọc đến ra lá thật (ngày): Tính từ khi hạt nảy mầm (hai lá mầm) đến khi có lá thật.
+ Từ mọc đến ngày đưa lên hệ thống thủy canh tuần hoàn (ngày): Tính từ khi nảy mầm đến khi đưa lên hệ thống thủy canh.
+ Tổng thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi mọc đến khi thu hoạch rau. - Số lá/cây (lá): Đếm 5 ngày 1 lần, dùng sơn đánh dấu lá trên cùng ở mỗi lần đếm. Số lá được tính từ lá thật đầu tiên tới lá đánh dấu. Số lá/cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Chiều cao cây (cm): Đo 5 ngày 1 lần, dùng thước gỗ đo từ gốc (sát mặt giá thể) đến vót lá cao nhất. Chiều cao cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Đường kính tán cây (cm): Dùng thước gỗ đo 5 ngày 1 lần. Đường kính tán cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Khối lượng cây (gam): Cân các cây theo dõi khi thu hoạch. Khối lượng cây được tính bằng số liệu trung bình của các cây theo dõi.
- Năng suất lý thuyết (tạ/1000m2
) = Khối lượng trung bình của cây theo dõi x số cây/m2.
- Năng suất thực thu (tạ/1000m2
): Cân khối lượng thực tế của ô thí nghiệm khi thu hoạch, rồi quy đổi ra 1000 m2.
2.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu về chất lượng rau
* Phương pháp chọn mẫu: Mỗi ô thí nghiệm chọn 3 mẫu để phân tích các chỉ tiêu.
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
không đổi thì thôi.
- VTM C (mg/100g tươi): Phương pháp Tilman - Đường tổng số (%): Phương pháp Bectrand
- Nitrat (NO3): Phân tích theo phương pháp sắc kí ion
- Kim loại nặng (Pb, Cd): Phân tích theo phương pháp cực phổ
Các chỉ tiêu về chất lượng rau được phân tích tại Phòng Thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau Quả.
2.4.2.3. Nhóm các chỉ tiêu về sâu bệnh
Sâu bệnh được theo dõi theo phương pháp điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Đánh giá mức độ bị hại theo cách đánh giá của Viện Bảo vệ Thực vật
Các chỉ tiêu về sâu bệnh được theo dõi như sau:
- Bệnh thối rễ, héo xanh (%): Tính bằng tỉ lệ số cây bị bệnh trong tổng số cây trồng.
- Bệnh đốm nâu: Đánh giá theo các cấp bệnh sau: Cấp 1 (-): Không bệnh (không có lá nào bị bệnh). Cấp 2 (*): Bệnh nhẹ (20% số lá/cây bị bệnh).
Cấp 3 (**): Bệnh trung bình (20 - 40% số lá/cây bị bệnh). Cấp 4 (***): Bệnh nặng (> 40% số lá/cây bị bệnh).
- Bọ nhảy (%): Tính bằng tỉ lệ cây bị hại trong tổng số cây trồng. - Sâu xanh, sâu tơ, sâu xám (con/m2
): Tính bằng cách đếm số con trong từng ô thí nghiệm rồi quy ra mét vuông.
2.4.2.4. Phương pháp hạch toán kinh tế
- Tổng chi (nghìn đồng): Tính tất cả các khoản chi thực tế cho việc sản suất rau như: giá thể, giống, dinh dưỡng, khấu hao hệ thống, nhà lưới, điện…
- Giá bán (nghìn đồng/kg): Giá bán áp dụng theo giá rau an toàn tại thời điểm thu hoạch.
- Lãi thuần (nghìn đồng) = Tổng thu - Tổng chi phí
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu chính được xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT, Excel và so sánh theo Duncan.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. XÁC ĐỊNH LOẠI RAU ĂN LÁ THÍCH HỢP TRỒNG TRÁI VỤ BẰNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH TUẦN HOÀN VỤ BẰNG CÔNG NGHỆ THỦY CANH TUẦN HOÀN
3.1.1. Xác định giống xà lách thích hợp trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Qua theo dõi thí nghiệm với 11 giống xà lách chịu nhiệt, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.1.1.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Bảng 3.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Thời gian từ gieo đến: ... (ngày)
TT Tên giống Mọc Đưa vào hệ thống thuỷ canh Thu hoạch 1 Đà Lạt 3 10 32 2 Thái Lan 3 10 36 3 Xoăn TQ 3 10 34 4 Rx 08834067 3 10 32 5 Lubsson 3 10 35 6 Sweet GRM 3 10 36 7 Vulcania 3 10 33 8 Facestyle 3 10 34 9 Flardria R2 3 10 50 10 Krintine Kz 3 10 33 11 Muzai R2 3 10 40
Kết quả thí nghiệm bảng 3.1 cho thấy:
- Thời gian từ gieo đến mọc và từ gieo đến khi đưa vào hệ thống thuỷ canh của các giống không có sự khác nhau, từ gieo đến mọc ở các giống là 3 ngày, từ gieo đến khi đưa vào hệ thống thủy canh là 10 ngày.
- Thời gian từ khi đưa vào hệ thống thuỷ canh đến thu hoạch giữa các giống chênh lệch nhau rất nhiều (32 - 50 ngày). Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn là Rx 08834067, Vulcania và Krintine Kz (32 - 33 ngày). Các giống có thời gian sinh trưởng dài là: Flardria R2 và Muzai R2 (40 - 50 ngày).
3.1.1.2. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các giống xà lách
trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng chính và năng suất của các giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
TT Giống Chiều cao cây (cm) Số lá/cây (lá) Đường kính tán (cm) Chiều dài lá (cm) Khối lượng cây (g) NS LT (tạ/1000m2) 1 Đà Lạt 15,73 bc 13,82 e 19,80 f 16,12 b 78,82 c 17,02 e 2 Thái Lan 14,82 d 13,25 e 21,85 e 15,25 c 71,42 f 16,59 ef 3 Xoăn TQ 15,25 c 16,00 c 21,65 e 16,85 b 72,97 e 18,36 cd 4 Rx 08834067 12,45 i 16,53 c 26,51 a 16,50 b 71,07 f 20,20 c 5 Lubsson 12,9 f 13,78 e 21,61 e 11,63 f 72,19 e 19,01 d 6 Sweet GRM 22,68 a 17,33 b 17,79 g 20,20 a 86,86 b 23,15 b 7 Vulcania 13,48 e 16,44 c 25,63 b 15,43 c 79,38 c 21,53 c 8 Facestyle 15,40 c 15,41 d 22,68 d 16,03 bc 77,05 d 21,71 c 9 Flardria R2 14,63 d 19,53 a 25,29 b 16,03 bc 179,86 a 48,64 a 10 Krintine Kz 15,85 b 13,73 e 22,75 c 16,06 bc 76,81 de 24,26 b 11 Muzai R2 12,13 k 12,53 f 22,71cd 15,63 c 56,05 i 17,22 e CV% 1,0 1,5 1,2 2,3 0,8 0,8 LSD 0,89 0,89
Kết quả thí nghiệm bảng 3.2 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của các giống xà lách trồng thuỷ canh không đồng đều nhau. Có 7 giống sinh trưởng khá tốt, kích thước lá lớn (Đà Lạt, Xoăn TQ, Rx 08834067, Sweet GRM, Facestyle, Flardria R2, Krintine Kz). Trong đó, giống có chiều cao cây thấp nhất là Lubsson 12,9 cm, giống có chiều cao cây lớn nhất là Sweet GRM 22,68 cm. Giống có số lá nhiều nhất là Flardria R2 19,53 lá, ít nhất là giống Muzai R2 12,53 lá. Đường kính tán lớn nhất là giống Rx 08834067 tới 26,51 cm, nhỏ nhất là giống Đà Lạt 19,80 cm. Chiều dài lá lớn nhất là 20,20 cm (giống Sweet GRM), nhỏ nhất là 11,63 cm (giống Lubsson).
Hình 3.1. Năng suất của các giống xà lách trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
15.52 14.09 17.86 18.12 16.51 21.65 19.03 19.21 45.04 21.76 14.72 0 10 20 30 40 50 Thái Lan Rx 0883 4067 Lubs son Sw eet G RM Vul cani a Face styl e Flar dria R-2 Krin tine Kz Muz ai R -2Giống N ă n g s u ấ t th ự c th u (t ạ /1 0 0 0 m 2 )
Kết quả theo dõi được thể hiện ở Hình 3.1 cho thấy: trong điều kiện trái vụ (20/7- 30/8) các giống xà lách chịu nhiệt trồng trong dung dịch thủy canh tuần hoàn cho năng suất khá cao, từ 14,0 tạ/1000m2
(giống Thái Lan) đến 45,04 tạ/1000m2
(giống Flardria R2). Trong đó có 6 giống xà lách cho năng suất cao từ 17,86 tạ/1000m2
– 21,65 tạ/1000m2 (Xoăn TQ, Rx 08834067, Sweet GRM, Vulcania, Facestyle và Krintine Kz ). Cá biệt có giống Flardria R2 cho năng suất 45,04 tạ/1000m2
ty Sygenta cung ứng tại Việt Nam. Giống này có đặc điểm là thời gian sinh trưởng dài nhất (50 ngày), cây to, cuộn bắp, khối lượng cây lớn 179,86 g/cây. Tuy nhiên, giống này có hạn chế là thời gian sinh trưởng dài.
3.1.2. Xác định giống cải xanh thích hợp trồng trái vụ bằng công nghệ thủy canh tuần hoàn
3.1.2.1. Thời gian từng giai đoạn sinh trưởng của các giống cải xanh