Y = A X1α 1 X2α 2 X2α 2 X3α 3 X4α 4 X5α 5 X6α 6 eD1α 7 eD2α 8 eε
4.5.5. Phân tích mô hình
Từ kết quả ước lượng ở bảng 30 ta viết được phương trình hàm sản xuất tiêu của nông hộ như sau:
Lnnăngsuất = 3,266+ 0,091*LnK +0,044*LnNPK + 0,078*Lnchuồng +0,301*Lnlaođộng + 0,1*Lnkhuyếnnông + 0,359*Lntrìnhđộ - 0,253*Bệnhnặng – 0,244*Bệnhtrungbình
Cơ số e hai vế của phương trình ta được:
Năngsuất = e3,266
+ (K)0,091 + (NPK)0,044 + (Chuồng)0,078 + (laođộng)0,301+ (khuyếnnông)0,1 + (trìnhđộ)0,359+ (bệnhnặng)- 0,253 + (bệnhtrungbình)-0,244
R2 = 0,854 có nghĩa là 85,4% sự biến động của biến năng suất được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.
Kết quả hồi quy cho thấy, có 6 biến ảnh hưởng đến năng suất tiêu của nông hộ, đó là: phân kali, phân chuồng, lao động, trình độ, bệnh nặng và bệnh trung bình. Đồng thời, dấu của các hệ số ước lượng cũng phù hợp với dấu kì vọng ban đầu. Sau đây, ta sẽ lần lượt xem xét tác động của từng biến này lên biến phụ thuộc năng suất trong điều kiện các biến khác không đổi.
α1 = 0,091 có nghĩa là khi nông hộ đầu tư thêm 1% phân kali cho vườn tiêu thì năng suất sẽ tăng lên 0,091 %.
α3 = 0,078 nghĩa là khi phân chuồng tăng 1% năng suất sẽ tăng lên 0,078%.
α4 = 0,301 có nghĩa là khi lao động chăm sóc vườn tiêu tăng 1% thì năng suất sẽ tăng lên tương ứng là 0,301 %.
α6 = 0,359 cho biết trình độ của người chủ hộ tăng 1% thì năng suất tiêu sẽ tăng lên tương ứng 0,359 %.
α7 = - 0,253 nói lên rằng khi xuất hiện yếu tố dịch bệnh nặng trên nọc tiêu, thì tác động làm giảm năng suất của nó sẽ mạnh hơn so với bệnh nhẹ. Giá trị 0,265 chính là phần trăm mất mát do ảnh hưởng của dịch bệnh nặng trên tiêu.
Tương tự, α8 = - 0,244 khẳng định tác động tiêu cực của dịch bệnh trung bình lên năng suất tiêu nhiều hơn là dịch bệnh nhẹ. Khi vườn tiêu xuất hiện yếu tố bệnh này, năng suất sẽ giảm đi 0,244 %.