Hiện trạng trượt lở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa và đất phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững khu vực hành lang đường mòn Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44)

Cung đường Hồ Chí Minh qua Hà Tĩnh tuy mới đưa vào sử dụng nhưng hiện tượng sạt trượt hai bên đường đã xẩy ra khá rõ, nhất là trên đoạn từ Kim Sơn đến giáp Quảng Bình. Dưói đây mô tả một số khối trượt điển hình.

Khối trượ t Kj

Khối trượt nằm ở Km trên vách taluy dương bên trái đường từ Phố Châu đi Sơn Kim. Bề rộng khối trượt khoảng 50m, bề sâu khối tnrợt 20-30m. Chiều cao tính từ mặt đưòng lên khoảng 30m. Góc dốc địa hình 40- 45°. Đây là khối trượt có thành phần vật chất khá hỗn tạp bao gồm các tảng, mảnh dăm vụn của đá phiến sét lẫn với đất đá cùa lớp VPH từ hệ tầng Sông cả.

Hình 4-1. Khối trượt K| (ảnh Đặng Mai)

Trong khối trượt có một điểm trượt phía góc trái cùa khối trượt. Vết trượt có độ cao 8m, chiểu rộng 15m dạng tam giác mở rộng phía đáy. Từ đỉnh trượt tới đường tói 20m. Góc dốc 45°. Bê dày 5-7 m.

Khối trượt K2

Khối trượt nằm tại bên trái đưcrng từ Vũ Quang về Hương Sơn; tọa độ: 18°26'18" - 105°26'57"; VPH ferosialit trên đá trầm tích hệ tầng Sông cả.. Bề • rộng khối trượt khoảng 30m, chiều sâu khối trượt 15m. Chiều cao khối trượt lOm.

Góc dốc địa hình 35°.

Hình 4-2. Khôi trượt K2 (ảnh Phạm Thị Thu Thủy)

Khối trư ợ t K3

Vách taluy bên trái đường Vũ Quang - Hương Sơn; tọa độ 18°26'30" - 105°26'15"; VPH ferosialit trên hệ tầng Sông Cả. Thân trượt rộng khoảng lOOm, cao 10-15m, cắt sâu vào sườn vách khoảng 30m. Độ dốc khối trượt 45- 50°. Đây là đoạn đường xẻ hẳn quả đồi nhỏ với thành phần chù yếu là mảnh đá, cát, bột có độ gắn kết rất kém bền vững phong hóa từ đá gốc cùa hệ tầng Sông cả. Khi làm đường đã tạo taluy có độ dốc lớn dễ gây trượt lờ xuống mặt đường. Hiện nay chân khối trượt đã được xây dựng hệ thống tường chắn bằng bè tông.

Khới trư ợ t K4

Khối trượt nằm bên trái đường từ Tân Âp về Vũ Quang; tọa độ :18°0r07" - 105051'08" . Chiều rộng khối trượt lOOm, bề sâu khối trượt 20-30 m. Chiều cao khối trượt 15m. Đặc điểm khối trượt là đá phiến sericit màu xám bạc có độ dính kết yếu. Tại đây có điểm trượt tạo thành dạng nêm với chiều sâu 5m. Nguyên

nhân của khối trượt này là đá cát bột kết, đá phiến sét của hệ tầng Đông Thọ bị phong hóa mạnh có độ gắn kết kém đến bở rời, rất dễ trượt lở khi mưa lớn. Tại chân khối trượt cung đá được xây dựng hệ thống kè rọ đá bảo vệ song hệ thống này được đặt trực tiếp lên trên đất đá có độ dính kết yếu. Khi mưa lớn có thể xảy ra trượt trôi cuốn theo cả hệ thống kè.

Hình 4-3. Khối trượt K, (ảnh Nguyễn Văn Vượng) Khối trượt Ks

Khối trượt nằm bên trái đường Phố Châu - Sơn Kim; tọa độ: 18°26'42" - 105°13'29". Chiều rộng khối trượt khoảng 20m, chiều sâu tính từ đường vào lOm. Chiều cao 7-8 m, độ dốc địa hình 45°. Thành phần đá gốc là đá granit phức hệ Trường Sơn bị phong hóa triệt để. Đất có chứa sạn (deluvi) bở rời, màu nâu hồng,

Ở đầu khối trượt có nhiều điểm xuất lộ nước.

Nguyên nhân trượt lở chủ yếu là đá gốc bị phong hóa hoàn toàn đến bở rời và do làm đường tạo góc dốc địa hình lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa và đất phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững khu vực hành lang đường mòn Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44)