Nghịch lưu cộng hưởng song song nguồn dòng:

Một phần của tài liệu Thiết kế lò điện trung tần (Trang 38)

* Sơ đồ: T4 T2 T1 T3 Lt Ld Rt Ct + +

Hình 2-7: Sơ đồ nguyên lý mạch nghịch lưu cộng hưởng song song nguồn dòng

Trong đó:

T1÷ T4: tạo ra kiểu mạch cầu. L0 : Điện trở kháng một chiều. C: Tụ điện.

Lt: tạo nghịch lưu cộng hưởng song song.

Mạch hoạt động để biến dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

* Phân tích hoạt động của mạch điện:

Giả sử trước tiên T1, T2 mở, T3, T4 đóng dòng Id đi qua L0, T1, T2 chuyển sang mạch nghịch lưu cộng hưởng song song. Do giá trị điện cảm L0 khá lớn, về cơ bản sự hạn chế của L0 mà Id không đổi.

Tại một thời điểm t1 nào đó trước khi điện áp hai đầu tụ chưa qua 0. Cho mở thông T3, T4 lúc này tạo ra trạng thái T1, T2, T3, T4 cùng mở.

Do T3, T4 mở nên điện áp hai đầu tụ tăng lên làm cho T1, T2 đặt điện áp ngược khoá lại. Lúc đó T1, T2 chuyển dẫn dòng cho T3, T4. Sau khi dẫn dòng,dòng điện một chiều sẽ qua điện trở kháng. Điện áp hai đầu tụ tiếp tục thay đổi theo quy luật hình sin ứng với thời điểm t2, t3. Cho đến thời điểm t3 thì T1, T2 lại bắt đầu thông thì tạo ra trạng thái cầu dao động. Nhưng lúc đó T3, T4 chịu điện áp ngược đóng lại chuyển trạng thái làm việc cho T1,

T2. Lúc này hoàn tất một quá trình làm việc.

Giản đồ dòng áp mô tả hoạt động của mạch nghịch lưu được chỉ ra trên hình 2-8.

*Ưu điểm:

Tính chất tải làm mạch nghịch lưu cộng hưởng nên các cặp van dẫn dòng sẽ tự động khoá nhờ sự dao động cộng hưởng đó.

Chính vì vậy không cần phải đưa thiết bị phù trợ cho việc khoá các van bán dẫn từ bên ngoài vào.

*Nhược điểm:

Tần số làm việc của mạch bị giới hạn bởi thiết bị dẫn dòng là van bán dẫn do có tính chất trễ khi chuyển mạch. Do vậy, đối với việc thay đổi công suất của lò bằng việc thay đổi tần số là điều khó. Chính vì vậy muốn tăng công suất gia nhiệt của lò buộc thiết kế mạch mới.

Một phần của tài liệu Thiết kế lò điện trung tần (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w