+ Đèn phát tần số dùng trong thiết bị gia nhiệt bằng tần số thường là đèn 3 cực chân không. Tần số phát ra cỡ 1 Khz đến hàng trăm Mhz. Đèn làm mát bằng không khí (Công suất vài KW) hay bằng nước(Công suất lớn tới vài trăm KW) .
+ Khi làm việc nhiệt độ cao tăng từ nhiệt độ môi trường tới 20000 C và điện trở của nó tăng tới 10 lần. Do đó khi bắt đầu làm việc không được cấp ngay điện áp định mức vì dòng Katèt sẽ quá lớn gây hỏng đèn mà phải qua nhiều nấc tăng dần, lúc làm việc cũng
C.¦FH FH KC §F CL ~ BA
+ Khuyết điểm của đèn là hiệu sất thấp tuổi thọ nhỏ. Sợi đốt của đèn tiêu thụ từ 8 đến 30% công suất đèn.
+ Các đèn dưới 200 KW thường kín và hút chân không khi chế tạo. Các đèn công suất lớn hơn tới 500 KW thường để hở có thể thay thế các bộ phận bên trong đèn lúc hư hỏng, khi làm việc đèn mới được hút chân không. Mạch điện của đèn phức tạp, năng lượng từ dưới phải qua nhiều khâu mới tới vật gia nhiệt. Do vậy hiệu suất của thiết bị thấp. Sơ đồ khối của thiết bị gia nhiệt dùng đèn phát như hình 2-2 :
Hình 2-2: Sơ đồ khối thiết bị gia nhiệt dùng đèn phát
Trong sơ đồ điện áp lưới qua tăng áp BA đưa lên 6 hay 10 KV rồi nắn thành dòng 1 chiều nhờ chỉnh lưu cao áp CL để cấy cho đèn đồng phát ĐF. Đèn phát dòng cao tần cấp cho vòng cảm ứng cảm ứng. Mạch khống chế khoảng cách để đóng cắt và điều chỉnh điện áp chỉnh lưu. Mạch phản hồi FA về lưới đèn phát và điều chỉnh chế độ gia nhiệt khi các thông số của tải thay đổi cũng như đảm bảo hiệu suất đèn cao.
*Ưu điểm:
Hệ thống có tiếng ồn nhỏ đáp ứng được yêu cầu tần số với công suất đủ lớn.
*Nhược điểm:
-Đèn phát điện tử thường kém bền do sù nung nóng catôt trong quá trình làm việc.
-Đèn phát có kích thước lớn nên mạch vẫn còn cồng kềnh.
-Hiệu suất đèn thấp, sợi đốt đèn tiêu thụ từ 8 ÷30% công suất đèn. -Mạch điện đèn phát phức tạp. Năng lượng từ lưới phải qua nhiều khâu mới tới vật gia nhiêt. Do đó hiệu suất thiết bị thấp.
+ Thiết bị tần gián tiếp là thiết bị biến đổi tần số thông qua một số khâu trung gian. Sơ đồ cấu trúc có dạng như sau:
+ Trong thiết bị biến tần này, điện áp xoay chiều đầu tiên U1(tần sè f1) được chuyển thành một chiều nhờ mạch chỉnh lưu, sau đó qua bộ lọc rồi mới được biến trở lại điện áp xoay chiều với tấn số f2. Việc phải biến đổi năng lượng hai lần làm cho giảm hiệu suất của biến tần, xong bù lại nó cho phép thay đổi dễ dàng tần số f2 không phụ thuộc f1 trong một giải rộng cả trên và dưới f1 vì tần số ra chỉ phụ thuộc vào mạch điều khiển và khả năng của dụng cụ được sử dụng. Hơn nữa, với sự ứng dụng hệ điều khiển số, nhờ kĩ thuật vi xử lý và dùng các van bán dẫn có điều khiển đã cho phép phát huy tối đa các ưu điểm của loại biến tần này.
+ Các bộ biến đổi biến đổi một chiều xoay chiều thường là một khâu quan trọng trong bộ biến đổi tần số gián tiếp. Nghịch lưu độc lập là những bộ biến đổi nguồn điện một chiều thành nguồn xoay chiều, cấp cho phụ tải xoay chiều, làm việc độc lập. Khái niệm làm việc độc lập có nghĩa là phụ tải không có liên hệ trực tiếp với lưới điện. Như vậy, các bộ nghịch lưu có chức năng ngược với bộ chỉnh lưu. Khái niệm độc lập này còn được phân biệt nghịch lưu độc lập với líp các bộ biến đổi phụ thuộc như : chỉnh lưu hoặc các bé biến đổi xung áp xoay chiều, trong đó các van chuyển mạch dưới tác dụng của điện áp lưới xoay chiều.
+ Tuỳ thuộc vào loại bộ biến đổi một chiều, xoay chiều được sử dụng mà ta có biến tần nguồn áp, nguồn dòng hay biến tần cộng hưởng.
+ Phụ tải của nghịch lưu độc lập có thể là một tải xoay chiều bất kì. Tuy nhiên có dạng phô tải đặc biệt cấu tạo từ một mạch vòng dao động, trong đó điện áp hoặc dòng
f2,U2 ChØnh l u Läc NghÞch l u
điện có dạng dao động hình sin yêu cầu một loại nghịch lưu riêng gọi là nghịch lưu cộng hưởng. Nghịch lưu cộng hưởng có thể là loại nguồn áp, nguồn dòng.
Với phương pháp này, điện áp xoay chiều tần số công nghiệp được chỉnh lưu thành một chiều và sau đó biến đổi thành dòng điện có tần số yêu cầu.
+ Công suất các bộ nghịch lưu Tiristor có thể tới 12000KW, hiệu suất từ 0.9 ÷ 0.95, điện áp hơn 1000V, với tần số là 10 KHz. Vì việc khoá Tiristor cần
thời gian từ (12 ÷ 25) µs nên tần số giới hạn của bộ nghịch lưu Tiristor là 10
đến 12 KHz.
* Nguồn áp, nguồn dòng: Một nguồn điện có thể là nguồn áp hoặc nguồn
dòng. Chế độ làm việc của các bộ nghịch lưu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ làm việc của nguồn 1chiều cung cấp, vì vậy cần phải phân biệt các đặc tính riêng của hai loại nguồn này.
- Nguồn áp lí tưởng là nguồn điện với nội trở bằng 0. Như vây dạng điện áp ra là không đổi, không phụ thuộc vào giá trị cũng như tính chất của phụ tải. Nguồn áp sẽ làm việc ở chế độ không tải nhưng không thể làm việc ở chế độ ngắn mạch, vì khi đó về nguyên tắc dòng điện có thể vô cùng lớn. Trong thực tế nguồn áp được tạo ra bằng cách mắc ở đầu ra một nguồn một chiều một tụ điện có giá trị đủ lớn.
- Nguồn dòng lí tưởng là một nguồn điện với nội trở vô cùng lớn. Như vậy, dòng điện ra là không đổi, không phụ thuộc vào giá trị cũng như tính chất của phụ tải. Điện áp ra sẽ phụ thuộc vào phụ tải. Nguồn dòng sẽ làm việc ở chế độ ngắn mạch vì khi đó dòng điện vẫn không đổi nhưng không thể làm việc ở chế độ không tải. Nói chung ở chế độ gần không tải tương đương với trở kháng rất lớn, nhân với dòng điện không đổi sẽ gây ra quá điện áp rất lớn, không thể chấp nhận được. Trong thực tế nguồn dòng được tạo ra bằng cách mắc đầu ra một nguồn một chiều một điện cảm có giá trị lớn. Tuy nhiên điện cảm ở đầu vào sẽ chịu toàn bộ dòng điện yêu cầu của nghịch lưu, vì vậy có thể phải có công suất rất lớn. Trong thực tế, để tạo ra nguồn dòng người ta dùng một chỉnh lưu có điều khiển có mạch phản hồi dòng điện. Mạch vòng điều chỉnh đảm bảo một
dòng điện ra không đổi, điện cảm bấy giờ có thể có giá trị nhỏ hơn và có chức năng san bằng dòng điện.