PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu skkn phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm thông qua việc sử dụng bài tập sáng tạo. (Trang 47)

VI. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHẦN III: KẾT LUẬN

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã tiến hành đưa BTST vào dạy học ở trường THPT và tiến hành khảo sát, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: - Khi thực hiện việc giải các bài tập vật lý việc GV định hướng để HS phát huy tính tự lực trong việc khi tiến hành giải bài tập là hết sức quan trọng. Đây là hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt của GV trong dạy học. Các định hướng của GV có thể thực hiện từ định hướng theo kiểu khái quát chương trình hoá, định hướng tìm, định hướng algôrit.

- Kiểu định hướng tìm tòi hoặc định hướng khái quát chương trình hóa phù hợp với loại hình kiến thức và đối tượng HS có tác dụng thúc đẩy hoạt động tư duy sáng tạo của HS.

- Đối với BTST hệ thống các câu hỏi định hướng là hết sức quan trọng, việc lựa chọn đúng bài tập, có thể thống câu hỏi định hướng phù hợp và áp dụng đúng với đối tượng HS sẽ có kết quả rõ rệt so với phương pháp dạy học thông thường.

- BTST đã phát huy được kết quả thực sự trong quá trình dạy học, nó phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong việc phát triển tư duy vật lý của HS.

- Lớp thực nghiệm thu được kết quả khả quan hơn về kết quả học tập, thu hút được các em yêu thích hơn đối với môn vật lý, phát huy được tính sáng tạo và tìm tòi của HS trong học tập.

- Việc đưa BTST vào dạy học vật lý sẽ góp phần đẩy mạnh việc đối mới về PPGD hiện nay.

Một số khó khăn khi áp dụng BTST vào dạy học:

- Lý thuyết về BTST là một lý thuyết mới được áp dụng vào giảng dạy vật lý ở nước ta do đó có nhiều người còn chưa quen với lý thuyết này.

- Số BTST trong các sách giáo khoa và sách bài tập, sách tham khảo chưa nhiều đòi hỏi các GV giảng dạy phải tiến hành xây dựng hệ thống bài tập. Việc xây dựng hệ thống BTST đòi hỏi phải mất nhiều thời gian trong việc xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp.

- Cơ sở vật chất và thiết bị giảng dạy còn thiếu.

Trường THPT Điểu Cải Sáng kiến kinh nghiệm

Một số ý kiến:

- Việc đưa BTST vào giảng dạy ở trường THPT có tác dụng mạnh mẽ trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở nước ta hiện nay. Cần có biện pháp để thúc đẩy việc đưa BTST vào dạy học.

- Có thể đưa BTST vào dạy học dưới hình thức thực hiện các chuyên đề cho GV trong việc đổi mới PPGD, từ đó GV có thể nắm được các dấu hiệu về BTST. Lúc này GV có điều kiện xây dựng hệ thống BTST và đưa hệ thống BTST vào dạy học.

Trường THPT Điểu Cải Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 1

Một số hình ảnh về thực nghiệm sư phạm: Hình ảnh thực nghiệm sư phạm ở trên lớp

Đo hệ số ma sát giữa vật và tấm ván

Đo hệ số ma sát đối với vật có chiều cao lớn hơn chiều rộng

GV hướng dẫn cho HS phương pháp khác để đo hệ số ma sát

Trường THPT Điểu Cải Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 2

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

Đề ra:

Một vật khối lượng m =0, 5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu v0=2m/s. Sau thời gian t =4s, nó đi được quãng đường s =24m. Biết rằng nó luôn chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực cản FC=0,5N.

a. Tính độ lớn của lực kéo.

b. Nếu sau thời gian 4s đó, lực kéo ngừng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại?

Biểu điểm: câu a: 5đ, câu b: 5.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

Đề ra:

Câu 1: Vật khối lượng m =2, 5kg rơi thẳng đứng từ độ cao h =100m không vận tốc ban đầu, sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi như không đổi) tác dụng lên vật. Cho g =10m/s2.

Câu 2: Một ô tô có trọng lượng PM =50000N chuyển động với vận tốc không đổi v = 10m/s qua cầu. Tìm áp lực của ô tô tác dụng lên cầu khi ô tô đi qua điểm giữa cầu trong các trường hợp:

a. Cầu phẳng nằm ngang

b. Cầu vồng lên với bán kính cong r = 50m c. Cầu lõm xuống với bán kính r = 50m

d. Ô tô chuyển động tròn đều trên đường tròn nằm ngang bán kính r = 50m với vận tốc v = 10m/s. Tìm lực ma sát của mặt đường tác dụng lên ô tô.

Biểu điểm câu 1: 3 điểm, câu 2: 7 điểm

Một phần của tài liệu skkn phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học chương động lực học chất điểm thông qua việc sử dụng bài tập sáng tạo. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w