- Các quy định pháp lý - Nhu cầu hoàn trả nợ vay - Cơ hội đầu tư
- Mức doanh lợi của doanh nghiệp
- Sự ổn định về lợi nhuận của doanh nghiệp - Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn - Xu thế của nền kinh tế
- Quyền kiểm soát doanh nghiệp
- Vị trí của cổ đông trong nghĩa vụ nộp thuế
6.5.2. Lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần và lý thuyết thặng dư lợi tức cổ phần
6.5.2.1. Lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần
* Nội dung:
Duy trì lợi tức cổ phần ở mức độ nhất định và chỉ tăng lợi tức cổ phần cao hơn khi doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận một cách vững chắc. Khi đã tăng lợi tức cổ phần thì doanh nghiệp cố gắng duy trì lợi tức cổ phần, đồng thời vẫn giữ được mức độ ổn định cho đến khi thấy rõ khả năng giảm sút lợi nhuận kéo dài trong tương lai.
* Lợi ích:
- Có thể làm gia tăng giá trị của cổ phiếu trên thị trường - Ổn đinh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Dễ dàng niêm yết trên thị trường chứng khoán
6.5.2.2. Lý thuyết thặng dư lợi tức cổ phần
Lợi tức cổ phần được tri trả là phần lợi nhuận còn lại sau khi dành lợi nhuận ròng để tái đầu tư trong mối quan hệ đảm bảo cơ cấu vốn huy động tối ưu cho đầu tư của doanh nghiệp.
* Lợi ích:
- Doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn vốn với chi phí thấp - Doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội đầu tư tốt hơn
- Ổn đinh cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
6.6. Thị trường chứng khoán từ góc nhìn của doanh nghiệp
6.6.1. Những điểm lợi và bất lợi đối với doanh nghiệp được niêm yết chứng khoán ở Sở giao dịch chứng khoán
6.6.1.1. Những lợi thế
DN được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
DN được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc DN được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
DN được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán
cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty.
DN được niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
6.6.1.2. Những bất lợi
Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.
Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với
các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.
6.6.2. Chi phí phát hành chứng khoán mới
Việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn đầu tư dài hạn trong công chúng. Để huy đông vốn theo phương pháp này doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí cho việc phát hành chứng khoán như chi phí in ấn, quảng cáo, chi phí đăng ký phát hành, chi phí bảo lãnh, chi phí bán chứng khoán... Việc xem xét chi phí phát hành giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn nhận toàn diện hơn trong sự lựa chọn các phương án tăng vốn.
Chi phí phát hành cổ phiếu thường cao hơn cổ phiếu ưu đãi, chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu. Có sự khác nhau như vậy là do trái phiếu có độ rủi ro thất hơn nên đối tượng mua trái phiếu rộng rãi hơn và thường nhiều tổ chức đầu tư mua với số lượng lớn. Còn cổ phiếu có độ rủi ro cao cao hơn và thường chỉ thích hợp với những nhà đầu tư mạo hiểm.
Chi phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cao hơn các doanh nghiệp lớn, có uy tín. Vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có uy tín nên các chi phí phát hành chứng khoán sẽ phải cao hơn đồng thời mức độ rủi ro khi bán và mua chứng khoán của các doanh nghiệp này cao hơn.
Tiết 30 – 31 (Bài tập)
Bài 1. Công ty OCL quyết định tăng cường thêm một thiết bị mới
- Nếu thuê thì hợp đồng sẽ kéo dài 4 năm, số tiền thuê sẽ là 10.000 USD/năm. Thanh toán vào đầu mỗi năm. Hợp đồng thuế này kèm theo cả bảo dưỡng.
- Nếu mua thì công ty có thể vay toàn bộ số tiền cần thiết là 40.000USD (giá của thiết bị) bằng một hợp đồng vay trả đều trong vòng 4 năm với lãi suất 10%/năm và thanh toán vào cuối mỗi năm. Biết công ty có thể tính khấu hao nhanh với tỷ lệ khấu hao lần lượt là 33%, 45%, 15%, 7%. Giá trị thanh lý sau 4 năm dự tính là 8.000 USD
- Thuế suất thuế thu nhập của công ty là 40%
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên mua hay nên thuê thiết bị, nếu sau 4 năm nữa công ty sẽ thay đổi hoàn toàn công nghệ của mình và không còn sự dụng đến thiết bị này nữa.
Bài 2. Công ty cổ phần Nam Tiến có tình hình như sau:
1. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 100.000 cổ phiếu 2. Giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường là 50.000 đồng
3. Công ty dự kiến huy động thêm một lượng vốn là 880 triệu đồng bằng phát hành thêm cổ phiếu mới và dành tiền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành.
4. Giá ghi bán 1 cổ phiếu mới dự kiến là 44 000 đồng
5. Công ty dự kiến sẽ dữ lại 60% lợi nhuận sau thuế để trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông
6. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% yêu cầu:
1. Hãy xác định giá trị của 1 quyền mua cổ phiếu mới dành cho cổ đông? là cổ đông của công ty hiện đang nắm giữ 1200 cổ phiếu của công ty, vậy bạn sẽ được quyền mua bao nhiêu cổ phiếu mới.
C) TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất tài
chính, Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tài chính Doanh nghiệp, Nhà xuất bản
thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hào, (2006), Quản trị Tài chính
Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội
D1) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Câu 1. Phân biệt thuê vận hành và thuê tài chính? Câu 2. Nội dung cơ bản của cổ phiếu?
Câu 3. Trình bày những ưu và nhược điểm khi doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán?
Câu 4. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn trên thị trường tài chính?
D2) BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Bài 6.1. Công ty KLS quyết định tăng cường thêm một thiết bị mới
- Nếu thuê thì hợp đồng sẽ kéo dài 4 năm, số tiền thuê sẽ là 20.000 USD/năm. Thanh toán vào đầu mỗi năm. Hợp đồng thuế này kèm theo cả bảo dưỡng.
- Nếu mua thì công ty có thể vay toàn bộ số tiền cần thiết là 80.000USD (giá của thiết bị) bằng một hợp đồng vay trả đều trong vòng 4 năm với lãi suất 8%/năm và thanh toán vào cuối mỗi năm. Biết công ty có thể tính khấu hao nhanh với tỷ lệ khấu hao lần lượt là 30%, 45%, 15%, 10%. Giá trị thanh lý sau 4 năm dự tính là 6.000 USD
- Thuế suất thuế thu nhập của công ty là 40%
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên mua hay nên thuê thiết bị, nếu sau 4 năm nữa công ty sẽ thay đổi hoàn toàn công nghệ của mình và không còn sự dụng đến thiết bị này nữa.
Bài 6.2. Công ty cổ phần Nam Tiến có tình hình như sau: 1. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là 10 000 000 cổ phiếu 2. Giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường là 50 000 đồng
3. Công ty dự kiến huy động thêm một lượng vốn là 80 tỷ đồng bằng phát hành thêm cổ phiếu mới và dành tiền ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành.
4. Giá ghi bán 1 cổ phiếu mới dự kiến là 44 000 đồng
5. Công ty dự kiến sẽ dữ lại 30% lợi nhuận sau thuế để trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông
6. Công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% yêu cầu:
1. Hãy xác định giá trị của 1 quyền mua cổ phiếu mới dành cho cổ đông? là cổ đông của công ty hiện đang nắm giữ 20 000 cổ phiếu của công ty, vậy bạn sẽ được quyền mua bao nhiêu cổ phiếu mới.
2. Công ty dự kiến dùng lợi nhuận đạt được trong năm để trả lợi tức cổ phần với mức 1400 đồng/1 cp. Vậy để thực hiện điều đó trong năm công ty cần phải đạt được lợi nhuận trước thuế?
CHƯƠNG 7
Cơ cấu nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn
Số tiết: 04 tiết (Lý thuyết: 02 tiết, bài tập: 02 tiết )
A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
Học xong chương 7 sinh viên cần nắm được:
+ Cơ cấu nguồn vốn và hệ thống đòn bảy trong doanh nghiệp + Các loại chi phí sử dụng vốn
- Kỹ năng:
+ Hiểu được tác của hệ thống đòn bảy đến doanh nghiệp
+ Lựa chọn được chi phí sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp
- Thái độ:
Sinh viên yêu thích bài học, chủ động tìm tòi, sưu tầm các tài liệu liên quan đến bài học.
Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, thảo luận một cách sôi nổi, đưa ra được các ý kiến chủ quan mình và phát huy tính sáng tạo của sinh viên.
B) NỘI DUNG: Tiết 32
7.1. Cơ cấu nguồn vốn và hệ thống đòn bẩy trong doanh nghiệp
Cấu trúc vốn là sự kết hợp số lượng ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và cổ phần thường được dùng để tài trợ quyết định đầu tư của một doanh ngiệp.
Vấn đề đặt ra ở đây là liệu một Công ty nào đó có thể tác động đến giá trị và chi phí sử dụng vốn của nó bằng cách thay đổi cấu trúc vốn hay không? Và quyết định đầu tư hay không đầu tư vào một dự án nào đó có thay đổi không và thu nhập của cổ đông thay đổi hay không? Mục tiêu của bài này là xem xét và phân tích sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp và thu nhập của cổ đông.
Một Công ty có thể có một cấu trúc vốn tối ưu bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính phù hợp. Như vậy Công ty có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ (vì khi sử dụng nợ Công ty sẽ được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế). Tuy nhiên khi tỷ lệ nợ gia tăng thì rủi ro cũng gia tăng do đó nhà đầu tư
sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận đòi hỏi rE. Mặc dù sự gia tăng rE lúc đầu cũng không
hoàn toàn xóa sạch lợi ích của việc sử dụng nợ như là một nguồn vốn rẻ hơn cho đến khi nào nhà đầu tư tiếp tục gia tăng lợi nhuận đòi hỏi khiến cho lợi ích của việc sử dụng nợ không còn nữa.
Chi phí sử dụng vốn là một cái gì mà doanh nghiệp phải trả cho nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại, cổ phần thường và doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ này để tài trợ cho những dự án đầu tư mới.chi phí sử dụng vốn có thể được xem như tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu đầu tư vào chứng khoán của công ty. Như vậy chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và nó có quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án đầu tư mới đến những tài sản hiện hữu và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói chung khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro của doanh nghiệp lớn
hơn thì họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời tương ứng và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng vì thế mà sẽ cao lên.
Chi phí sử dụng vốn cũng có thể được hiểu như là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp đòi hỏi khi thực hiện một dự án mới. Nếu một dự án mới tạo được tỷ suất sinh lợi nộ bộ IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng. Ngược lại, nếu một dự án đầu tư mới tạo ra IRR thấp hơn chi phí sử dụng vốn, giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm.
7.1.1. Cơ cấu nguồn vốn và các nhân tố ảnh hưởng
* Khái niệm
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ vào