Một số đề xuất nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn Chiến lược và chính sách Môi trường (Trang 62)

trong thời gian qua thường mang tính thụ động và tự phát, nên hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của các nhà tài trợ, việc hợp tác và hội nhập thường xuất phát từ yêu cầu của bên đối tác, tính phù hợp với các chính sách ưu tiên của Chính phủ Việt Nam còn bị hạn chế.

Hệ thống pháp luật về tài nguyên và môi trường còn bất cập, kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chưa tạo được hành lang pháp lý nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nếu như các nước công nghiệp phát triển đã có quá trình công nghiệp hoá thành công từ hàng trăm năm nay, với đầy đủ hệ thống kết cấu hạ tầng để chuyển sang các công nghệ sạch, thân thiện đối với môi trường, thì Việt Nam vừa thiếu vốn, vừa hạn chế về công nghệ và nhận thức của toàn xã hội để hoạch định, thực thi các chính sách bảo vệ môi trường. Nếu xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn liên quan đến các tác động môi trường (không khí, nước, tiếng ồn, đất, hệ sinh thái, chất thải, cảnh quan, di tích lịch sử, sức khoẻ cộng đồng, giao thông…) quá cao, quá khắt khe, thì hàng loạt doanh nghiệp trong nước sẽ không đủ tiềm lực tài chính để đầu tư. Mặt khác, các tiêu chuẩn đó nếu ban hành, cũng ít có khả năng thực thi. Song, trong điều kiện hội nhập, nếu không làm như vậy, thì Việt Nam sẽ mau chóng trở thành nơi chứa đựng rác thải công nghiệp, nơi tiêu thụ thiết bị và hàng hoá độc hại đối với môi trường đã bị cấm lưu hành ở những nước tiên tiến khác. Trong khi đó, hàng hoá từ Việt Nam, khi xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường ở những nước phát triển.

Cho đến thời điểm hiện nay, các nước phát triển đều dùng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường như là một công cụ để bảo hộ mậu dịch, hạn chế nhập khẩu và giới hạn cả việc chuyển giao các công nghệ sạch từ các nước kém phát triển. Hiện tại, tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng của Việt Nam không đáng kể so với xuất khẩu nông sản, nguyên liệu chưa chế biến, có lẽ cũng có một phần nguyên nhân từ những chính sách này.

Do đó, việc nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi các chính sách, pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường của Việt Nam đối với hàng hoá của EU, Hoa Kỳ và các nước khác đã trở nên hết sức cấp thiết, phục vụ cho định hướng xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Không những thế, công việc này phải làm thường xuyên và có thông tin nhanh chóng để góp phần định hướng hoạch định chính sách vĩ mô và chính sách kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

Đội ngũ cán bộ nói chung, đặc biệt những người làm công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm tham gia đàm phán quốc tế còn hạn chế; công tác tổ chức chuyên trách đối với vấn đề thương mại và môi trường cũng còn nhiều bất cập.

3. Một số đề xuất nhằm tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môitrường trường

Một là, hoàn thiện chính sách và pháp luật về tài nguyên môi trường. Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ được nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hoá trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia; nhưng, đồng thời lại ngăn cản được những dòng vận động hàng hoá và đầu tư không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường nói riêng.

Các chính sách pháp luật của Việt Nam không những cần phải bảo vệ hữu hiệu môi trường sinh thái và loại trừ việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, mà còn thúc đẩy và tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường ở các nước nhập khẩu.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng định hướng, phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế; trong đó phải gắn việc phát triển kinh tế với thực hiện các chính sách xã hội, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nhằm khắc phục sự khác biệt giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế, trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài để từng bước có sự xích lại gần nhau giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế.

Chính sách, pháp luật phải khuyến khích các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, bảo đảm phát triển theo hướng bền vững hay thân thiện với môi trường.

Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hoà với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương, của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Pháp luật Việt Nam cần có sự cụ thể hoá và phổ biến rộng rãi những quy định của thị trường trong nước cũng như quốc tế về yêu cầu, tiêu chuẩn cũng như thủ tục cấp giấy phép chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các doanh nghiệp và các sản phẩm; đồng thời, cần tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Chính sách, pháp luật phải góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trên cả 2 phương diện: chất lượng hàng hoá và hình ảnh của công tác bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động sản xuất, góp phần thúc đẩy hàng hoá và dịch vụ đó xâm nhập được các thị trường nước ngoài; đặc biệt là những thị trường khó tính, nhạy cảm về vấn đề môi trường. Đồng thời phải ngăn chặn được dòng vận động nhập khẩu của những sản phẩm và công nghệ không thân thiện với môi trường; hoặc những đầu tư có thể huỷ hoại hoặc sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên môi trường của quốc gia.

Chính sách, pháp luật cũng cần định hướng và giáo dục người tiêu dùng Việt Nam quan tâm hơn tới vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, chuyển dần sang lựa chọn và tiêu thụ những sản phẩm thân thiện với môi trường và tạo điều kiện cho đất nước đi theo con đường phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành một số văn bản phục vụ trực tiếp cho việc hội nhập, trong đó có Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước… Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về thương mại và môi trường, như Cơngcs (UPOV) về Bảo vệ giống thực vật, Công ước Viên (1980) về Mua bán hàng hoá quốc tế. Việc bổ sung các quy định về chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hoá và Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại là rất cần thiết, bảo đảm được mối quan hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về môi trường, chất lượng của hàng hoá và dịch vụ với quan hệ thương mại quốc tế.

Hai là, nghiên cứu xây dựng mới, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn liên quan đến hàng hoá và quá trình sản xuất. Nhà nước tiếp tục ban hành những quy định cần thiết về quản lý ở một số lĩnh vực thương mại nhạy cảm làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại, như: thương mại với các sản phẩm sinh học ; thương mại với các sản phẩm có nguồn gốc độc hại; thương mại xuất nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm; thương mại các chất thải, vật liệu thải, phế thải có nguồn gốc độc hại; thương mại với các sản phẩm thực phẩm chế biến; thương mại năng lượng, hoá thạch, dầu khí; thương mại khoáng sản liên quan đến môi trường.

Do các điều kiện lịch sử để lại và do công tác quy hoạch sản xuất chưa gắn với các yêu cầu về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nên có nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất ở ngay các khu dân cư, kỹ thuật lạc hậu, các điều kiện để bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường không đạt yêu cầu… Vấn đề đặt ra là, Nhà nước khẩn trương hoàn thành các quy hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp di chuyển cơ sở sản xuất ra các vùng, khu vực được quy hoạch và hỗ trợ bên ngoài doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.

Ba là, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2010. Chương trình này được thực hiện sẽ góp phần định hướng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở yêu cầu hợp tác của Việt Nam và thế mạnh của từng nước.

Bốn là, tăng cường hợp tác song phương và nâng cao hiệu quả Nhóm Hỗ trợ quốc tế về tài nguyên và môi trường. Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động hợp tác song phương với các nước có lợi thế so sánh trong từng lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; chú trọng đẩy mạnh hợp tác với Lào và Campuchia, các nước ASEAN, các nước Đông - Bắc Á, các nước phát triển, các tổ chức quốc tế.

Nhóm Hỗ trợ quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường là diễn đàn quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình đối thoại chính sách giữa cộng đồng các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam.

Vì vậy, việc xây dựng và kiện toàn các nhóm chuyên đề, chuẩn bị tốt nội dung và chương trình công tác của Nhóm Hỗ trợ trên là những vấn đề then chốt nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi môn Chiến lược và chính sách Môi trường (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w