a. Thuận lợi
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trong xu thế toàn cầu hoá.
Việt Nam có lịch sử và truyền thống hợp tác lâu dài với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế. Trước đây, đã có hợp tác nhiều mặt với Liên Xô, với các nước thuộc khối SEV về địa chất khoáng sản; về khí tượng - thuỷ văn, có được sự hỗ trợ nhiều về trang thiết bị, đào tạo cán bộ chuyên môn của Trung Quốc; hỗ trợ xây dựng và phát triển thể chế, chính sách về bảo vệ môi trường, như: Chương trình phát triển LHQ (UNDP), Chương trình môi trường LHQ (UNEP), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Thụy Điển.
Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của Việt sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hoà với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác. Tính minh bạch, có kỷ cương của việc hoạch định và thực thi chính sách của Việt Nam sẽ được nâng cao.
Sự tham gia và là thành viên hoặc hợp tác với các tổ chức như: cộng đồng Châu Âu (EU), Tổ chức thương mại thế giới WTO, hay ASEAN, đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử, tuy nhiên chúng ta vẫn hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của quốc gia.
Hợp tác quốc tế về khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong thời gian qua đã giúp Việt Nam thu hút được một lượng khá lớn nguồn vốn, công nghệ hiện đại từ bên ngoài. Trong thời kỳ 1985 – 2000, gần 1 tỷ USD đã được cam kết và giải ngân để giải quyết các vấn đề về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giải quyết ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, tăng cường giáo dục và đào tạo về bảo vệ môi trường.