Sơ đồ công nghệ của hãng TECHNIP, TECHNIPETROL [9]

Một phần của tài liệu Quá trình sản xuất etylen bằng phương pháp nhiệt phân (Trang 46)

Hãng TECHIP được thiết lập năm 1958, bởi viện dầu khí Pháp. Hoạt động trên cả ba lĩnh vực dưới biển, trên biển, xa bờ. Dưới đây trình bày sơ đồ cracking hơi nước sản xuất etylen của hãng TECHNIP

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ của hãng TECHNIP, TECHNIPETROL [9]

1 - Lò cracking; 2- Tháp chưng cất sơ bộ; 3- Tháp tôi trực tiếp bằng nước; 4,7 - Thiết bị phân tách phần nhẹ; 5- Máy nén ly tâm nhiều cấp; 6-Thiêt bị tách khí axit; 8- Thiết bị sấy khí; 9- Thiết bị làm lạnh; 10,11 - Tháp tách metan; 12- Thiết bị tinh chế hydro; 13- Bộ phận tách khí; 14 - Tháp tách etan; 15-Thiết bị hydro hoá axetylen; 16 - Thiết bị phân tách etylen; 17,18 -Hệ thốngtách propan; 19 - Thiết bị hydro hoá metyl axetylen và propadien; 20 - Thiết bị hydro hoá metyl axetylen và propadien; 21 - Thiết bị phân tách C3

-Áp dụng

Để sản xuất ra etylen và propylen cho polyme. Sản phẩm phụ chủ yếu là hơi C4 giàu butadien và xăng nhiệt phân từ C6 - C8 giàu hydrocacbon thơm.

- Thuyết minh dây chuyền

Nguyên liệu hydrocacbon bao gồm etan-propan tuần hoàn, được cracking trong lò cracking (1), cho hiệu suất olefin tối đa vói tỷ lệ propylen/etylen trong khoảng rộng. Dòng ra của lò được làm lạnh nhanh trong thiết bị trao đổi nhiệt trực tiếp loại ống (TLX) sinh ra dòng hơi áp suất cao. Sau khi được tôi trực tiếp với dầu, khí sản phẩm cracking (CFG) đưa sang tháp tách sơ bộ (2). Tại đây, dầu nhiên liệu được tách khỏi xăng và các phần nhẹ hơn. Công đoạn làm lanh cuối cùng đến nhiệt độ môi trường được thực hiện bằng cách tôi trực tiếp bằng nước ở tháp (3). Sau quá trình tôi, khí sản phẩm cracking được nén trong máy nén ly tâm nhiều cấp (5) chạy bằng taubin khí. Phần ngưng tụ sản phẩm nhẹ và sản phẩm nặng được phân tách các phần nhẹ trong bộ cất phần nhẹ (4,7). Khí axit được tách ra trong thiết bị rửa bằng kiềm (6) ở áp suất 8 bar.

Khí sản phẩm cracking (CFG) từ máy nén đầu tiên được sấy ở thiết bị sấy khí (8) sau đó được làm lạnh ở (9) rồi một phần đi sang tháp (12) để tinh chế hydro, một phần đi vào hệ thống cột kép tách metan (10,11) ở áp suất trung bình (12bar) và được đun lại bởi CFG. Tại đây, metan được tách ra từ đỉnh tháp và có thể dùng làm khí nhiên liệu. Còn Q+ tách ra ở đáy tháp được bơm sang tháp tách etan (14). Sản phẩm đỉnh của tháp (14) được hydro hóa trong thiết bị hydro hóa (15) để chuyển hóa axetylen thành etylen trước khi tới tháp tách etylen (16). Tại tháp (16), etylen được tách ra từ đỉnh tháp, còn etan được tách ra từ đáy tháp và chủ yếu được tuần hoàn lại lò cracking.

Sản phẩm đáy của bộ phân cất phần nhẹ sản phẩm nặng của tháp tách được dẫn tới hệ thống kép tách propan hai lần bằng áp suất (17, 18). Tại đây, C3 được tách ở đỉnh tháp, Metylaxetylen và propadien được hydro hóa thành propylen trong hệ thống dãy hai thiết bị phản ứng (20) trong pha lỏng. Phần C4 và các cấu tử nặng hơn được tách ở đáy tháp.

Propylen được phân tách khỏi propan trong tháp phân tách C3 (21) để tuần hoàn tới lò cracking trước khi được dẫn tới bồn chứa.

Năm 1893, năng suất etylen đi từ công nghệ Technip là7,5 triệu tấn /năm. Sau đó, năng suất giảm dần (5 triệu tấn/ năm1990). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 15 nhà máy với 300 lò cracking sử dụng công nghệ khoa học.

Bảng 3.3 .Công nghệ sản xuất etylen (năng suất 500.000 tấn/ năm) với các nguồn nguyên liệu khác nhau [9]

Ng liệu/ sản phẩm Etan Propa n butan Naphta nhẹ Naphta năng Gasoil Etylen 500 500 500 500 500 500 Propan 11 160 189 190 207 243 Butadien _ 32 73 58 71 78 BTX _ 52 70 136 217 200 phân đoạn C4 14 12 78 50 48 78 Xăng 12 34 38 51 70 176 Khí nhiên liệu 76 280 262 256 265 213

Dầu nhiên liêu _ _ 10 41 71 364

Tổng nguyên

liêu 613 1070 1220 1282 1449 1852

Năng lượng, 3100 4000 4300 4400 4700 5500

kcal/kg

Một phần của tài liệu Quá trình sản xuất etylen bằng phương pháp nhiệt phân (Trang 46)